Tin mới

Đại dịch Ebola: Thêm những hình ảnh chết chóc kinh hoàng từ tâm dịch

Thứ sáu, 08/08/2014, 14:54 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Đại dịch Ebola đang gieo rắc chết chóc cho hàng trăm người vùng Tây Phi và có nguy cơ lan rộng sang các nước ngoài khu vực. Những hình ảnh được ghi lại ở tâm dịch có thể khiến nhiều người giật mình về loại virut chết người này.

(Tinmoi.vn) Đại dịch Ebola đang gieo rắc chết chóc cho hàng trăm người vùng Tây Phi và có nguy cơ lan rộng sang các nước ngoài khu vực. Những hình ảnh được ghi lại ở tâm dịch có thể khiến nhiều người giật mình về loại virut chết người này.

Xem thêm :toàn cảnh dịch Ebola trên thế giới 

Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần 900 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, tính đến ngày hôm qua, trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người. Trong đó, bác sỹ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm dịch Ebola đã qua đời cuối tháng 7 tại Lagos (Nigeria) vì Ebola.

Hình ảnh xác chết vì Ebola bị người thân ném ra đường vì sợ lây bệnh gây chấn động thế giới mới đây

Cảnh sát Guinea canh gác 1 thi thể nạn nhân nhiễm virus Ebola suốt nhiều giờ đồng hồ. Do sợ bị lây nhiễm mà cảnh sát cũng như người dân quanh khu vực không dám động vào nạn nhân. 

 

Một người phụ nữ Liberia khóc lóc vật vã trước cái chết của người thân trong đại dịch Ebola lần này. Tại Liberia, số người chết do mắc Ebola là 282 người.

Các y tá, nhân viên y tế đang vận chuyển thi thể các nạn nhân nhiễm virus Ebola đi chôn cất tại Liberia.

 

Nhiều phụ nữ khóc nấc tại khu vực ngoại ô Monrovia, Liberia khi 1 người thân của họ bị nghi nhiễm Ebola và được đưa đi chữa trị.

Những hình ảnh được ghi nhận tại bệnh viện, sân bay cho thấy quy trình vận chuyển và cách ly bệnh nhân nhiễm Ebola được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Ông Pajares, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha chính thức trở thành bệnh nhân nhiễm virus Ebola đầu tiên được chữa trị tại châu Âu

Các đoàn xe cứu hộ y tế đến khu vực có dịch

Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Margaret Chan, đã họp khẩn với tổng thống các nước Tây Phi và nhận định rằng đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua. Bà Chan cho rằng, dịch đang lan truyền nhanh, nếu các nước không nỗ lực kiểm soát phòng chống thì tình hình sẽ tồi tệ và nhiều sinh mạng sẽ bị cướp đi, nguy cơ lây lan sang các nước khác là rất lớn.

Bên ngoài bệnh viện, phóng viên, nhà báo có mặt rất đông để đưa tin tức

Các nhân viên y tế luôn phải mặc áo bảo hộ và các trang thiết bị bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh quái ác.Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhân viên y tế bị lây và nhiễm virus Ebola, dẫn đến tử vong.

Được biết, ông Pajares đã làm công việc truyền giáo tại châu Phi suốt 50 năm qua. Theo kế hoạch, ông sẽ quay trở lại Tây Ban Nha để nghỉ dưỡng cuối đời. Trước khi được đưa lên máy bay về quê hương, ông nói "Tôi muốn được quay về vì tôi đã trải qua thời gian quá tồi tệ nơi đây. Chúng tôi bị bỏ mặc. Tôi muốn quay về Tây Ban Nha và được đối xử như 1 con người". Các bác sĩ cho biết rất may mắn là cho đến thời điểm hiện tại, ông Parjares không bị chảy máu - 1 triệu chứng khi nhiễm virus Ebola. 

Thoa Nguyễn

Theo Daily Mail

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Y tá gốc Việt nhiễm Ebola kiện bệnh viện Mỹ

Nina Phạm là nữ y tá được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ đã đệ đơn kiện chống lại bệnh viên nơi cô đã làm việc vì không huấn luyện và cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cũng như xâm phạm quyền riêng tư.