Tin mới

Đại gia cây cảnh Toàn "đô la" nói về thú chơi dát vàng lên thân cây đang sống

Thứ tư, 02/01/2019, 11:47 (GMT+7)

Theo đại gia cây cảnh Phan Văn Toàn, giới chơi cây cảnh nghĩ đến việc dát vàng lên cây đang sống từ lâu nhưng họ không làm. Ông Toàn dự tính 1 chỉ vàng có thể dát được 1m2 và không tốn kém, trong khi cây cảnh quý có giá cả chục tỷ đồng.

Theo đại gia cây cảnh Phan Văn Toàn, giới chơi cây cảnh nghĩ đến việc dát vàng lên cây đang sống từ lâu nhưng họ không làm. Ông Toàn dự tính 1 chỉ vàng có thể dát được 1m2 và không tốn kém, trong khi cây cảnh quý có giá cả chục tỷ đồng.

Anh Việt bên cạnh cây dát vàng Long Tranh Hổ Đấu. Ảnh VNN

Mới đây, anh Trần Quốc Việt - chủ một nhà vườn ở Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ đang khiến nhiều người kinh ngạc khi trạm khắc cây đang sống theo hình Phật Quan Âm, Phật Di Lặc, Long Tranh Hổ Đấu... rồi dát vàng lên đó. Ý tưởng này khiến cho cây và các bức tượng điêu khắc trên đó trở lên sống động, độc đáo.

Bày tỏ với báo Dân trí, anh Việt cho biết từng thử dát vàng lên thân cây chết nhưng không đẹp. Sau đó, thấy người hàng xóm chặt bỏ cây phát tài sống, anh xin về và nảy sinh ý tưởng điêu khắc trên cây sống.

Một số cây được dát vàng trong khu vườn nhà anh Việt. Ảnh VNN

"Sau lần đầu tiên thử nghiệm trên cây xanh đã cho sản phẩm ưng ý, cây vẫn sống khỏe mạnh nên tôi quyết định “dát vàng” lên các cây thân cây còn sống như cây phát tài, khế, mận", anh nói và cho biết giá cây dát vàng đắt nhất là 80 triệu đồng, rẻ nhất 5 triệu đồng.

Gốc khế được chạm trổ. Ảnh: Lao động

Trên tờ Dất Việt dẫn lời chủ vườn nói thêm, cây nào dát nhiều nhất mất khoảng 1 chỉ vàng chất lượng 9999, trong thời gian khoảng 14 ngày mới xong. Mỗi tác phẩm thường phải trải qua 3 công đoạn dát vàng, sau mỗi công đoạn phải trà làm nhẵn lớp dát rồi tiếp tục làm lớp khác đè lên.

Những cây như thế thường có giá thành lên tới 40 - 50 triệu đồng. Anh Việt kỳ vọng, số lượng vàng dát lên cây đang sống có độ bền khoảng 5 năm.

"Trước khi điêu khắc dát vàng thì phải xử lý cho chết phần chạm trổ trên cây, mục đích để tượng không bị biến dạng qua năm tháng. Công đoạn khó nhất là lên màu cho sản phẩm, còn được anh gọi là "vác vàng lá" 9999", trên tờ Lao động dẫn lời anh Việt nói và cho biết dù phải bỏ nhiều tâm huyết cho mỗi sản phẩm, nhưng anh Việt vẫn muốn thử nghiệm trên một số cây khác như bonsai, vú sữa.

Liên quan tới thú chơi độc đáo của anh Việt, đại gia cây cảnh Toàn "đô la" (Phú Thọ) cho rằng, người chơi cây cảnh thực thụ sẽ không ai dát vàng lên cây đang sống, bởi việc này gây hại cho cây, độ bền cũng không cao.

Theo vị này, giới chơi cây cảnh nghĩ đến điều này từ lâu nhưng họ không làm. Ông Toàn dự tính 1 chỉ vàng 9999 có thể dát được 1m2 và không tốn kém là bao, trong khi cây cảnh quý có giá cả chục tỷ đồng.

"Không ai vì một chỉ vàng mà làm hỏng cái cây cả tỷ đồng cả. Chỉ có những cây không có giá trị nhưng người ta cứ làm quá lên để thổi phồng giá trị của nó", trên Đất Việt dẫn lời ông Toàn "đô la" nhận xét.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Việt (Giảng viên khoa Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Đại học Khoa học Tự nhiên) cũng cho rằng, thú chơi dát vàng là sở thích của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến cây bị ngộ độc kim loại dẫn đến phát triển không bình thường.

Ông Việt phân tích, lớp vàng dát lên cây sẽ ngăn cản khả năng thoát nước và trao đổi chất dinh dưỡng. Dù vàng không phải kim loại mang độc tính cao, nhưng khi kết hợp với các loại hóa chất khác lúc dát sẽ gây nguy hiểm cho cây.

Hơn nữa, việc tác động vật lý vào phát triển tự nhiên của cây ít nhiều cũng khiến cho cây bị ảnh hưởng khả năng sinh trưởng.

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news