Tin mới

Dương Tự Trọng bị đề nghị xử phạt từ 18–20 năm tù

Thứ ba, 07/01/2014, 13:54 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Dương Chí Dũng khai có gọi điện cho một anh bên Bộ Công an và được anh ấy cho biết Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian.>> Dương Chí Dũng bỏ trốn: Vì ân tình mà phải lụy thân>> Bi kịch gia đình mang tên Dương Chí Dũng

 


(Tinmoi.vn) Dương Chí Dũng khai có gọi điện cho một anh bên Bộ Công an và được anh ấy cho biết Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian.

16h, sau khi đọc bản luận tội các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Tổng cục VII thuộc Bộ Công an) bị đề nghị xử phạt từ 18 – 20 năm tù.

Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 17 – 18 năm tù.

Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 6 – 7 năm tù.

Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 6 – 7 năm tù.

Trần Văn Dũng (46 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 6 – 7 năm tù.

Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 6 – 7 năm tù.

Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) bị đề nghị xử phạt 5 – 6 năm tù.

Đối với việc Dương Chí Dũng khai hối lộ lãnh đạo cấp cao, Viện kiểm sát cho rằng sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét để tạo tính răn đe.

13 giờ 30, Tòa tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng.

Bị cáo Dương Chí Dũng khai, cuối tháng 4, Dũng và vợ đến thăm vợ chồng "ông anh" đang nghỉ tại Tuần Châu vì có nhận được giấy triệu tập của C48 đầu tháng 5 đến làm việc về vụ mua ụ nổi 83M. Khi Dũng điện thoại, "ông anh" đã định về Thái Bình nhưng Dũng bảo đến nên "ông anh" chờ. Dũng đề nghị được xem xét hết sức khách quan vì việc đầu tư ụ nổi này nhiều thủ tục, giai đoạn, quy trình. Khi Dũng đến cũng có "quà" cho "ông anh".

Lúc ngồi tại nhà, người này điện cho một cán bộ C48 nhưng ông này không nghe máy. Dũng đề nghị cho xin lại số điện thoại người này nhưng ngại không liên lạc trực tiếp mà nhờ con trai “ông anh” dẫn đến nhà vị cán bộ này. Sau đó, con trai “ông anh” đưa Dũng đến nhà vị cán bộ này và đưa "quà".

Dũng khai nguồn tiền để đưa "ông anh" lo việc được huy động từ nhiều nơi, từ người anh em cọc chèo 200.000 USD, nhà có dự trữ hơn 100.000 USD để phòng lo cho 2 con đang ăn học ở nước ngoài.

Dương Chí Dũng khẳng định những lời khai này là sự thật vì hiện tại ông đã nhận mức án cao nhất là tử hình rồi.

Dương Chí Dũng khai ra người gọi điện mật báo

Dương Chí Dũng tại tòa

11h30, Dương Chí Dũng trả lời phần xét hỏi của tòa. "Trưa 17-5, tôi điện thoại cho "ông anh" trên Bộ công an hỏi xem anh đi công tác về chưa, anh nói đang trên đường về Hà Nội. Anh thông báo luôn với tôi là chiều nay Thủ tướng sẽ nghe báo cáo về vụ việc của chú. Chiều hôm đó tôi loanh quanh gần nhà anh ấy ở đường Lý Thường Kiệt, đường Hai Bà Trưng, ngồi trên xe để chờ anh về. Đến tối 17-5, anh ấy điện cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian. Sau đó tôi trốn luôn lúc tối 17-5. Sau đó thì… tôi muốn nói tiếp một điều với HĐXX, những điều tôi nói đây là sự thật khách quan. Phiên tòa vừa rồi tôi đã bị xử mức án cao nhất của tội tham ô tài sản và cố ý làm trái, tôi chỉ nói sự thật. Em trai tôi, tôi rất thương, còn em trai tôi nó có vấn đề về trí nhớ"

11h, Tòa tiếp tục hỏi Dương Tự Trọng. Bị cáo cho rằng không biết ai báo cho anh trai bỏ trốn.

Theo lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn thì người gọi điện báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn là một anh ở Bộ Công An. Còn bị cáo Dương Tự Trọng khai: “Tôi không công nhận và cũng không phủ nhận lời khai của tất cả các bị cáo khác. Mọi việc tôi đã khai tại cơ quan điều tra nên không khai gì thêm”.

10h, Tòa xét hỏi các bị cáo, Nguyễn Trọng Ánh, Đồng Xuân Phong, Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”).

Bị cáo Dũng “Bắc Kạn" thanh minh, ban đầu chưa biết Dương Chí Dũng trốn truy nã mà cũng chỉ nghĩ gặp nạn, cần phải tránh đi một thời gian.

Dũng “Bắc Kạn" thừa nhận có quen Dương Tự Trọng, “quan hệ xã hội” và cũng thừa nhận việc giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn của mình là hành vi phạm pháp

Bị cáo Đồng Xuân Phong khai, Dũng “Bắc Kạn” vạch đường đưa Dũng sang Campuchia rồi đi nước ngoài.

Phong và Dũng “Bắc Kạn" đưa Dương Chí Dũng đi Phnômpênh. Tại đây, 3 người book vé đi Singapore. Tại Singapore, Dương Chí Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ còn Phong nhập cảnh vào Singapore chơi 2-3 ngày rồi trở về Việt Nam.


Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh:  “Lâu nay rất ngưỡng mộ Trọng vì cách sống với anh em, gia đình rất tận tình, đàng hoàng”. Ánh không hề có mâu thuẫn gì với Trọng. Vì vậy, khi Trọng gọi lên phòng, mượn điện thoại, Ánh không hề nghĩ gì, đưa điện thoại cho Trọng như mọi lần rồi đi pha nước tắm cho Trọng rồi về phòng. Sau đó, buổi tối, Ánh cùng Trọng đi Hà Nội, khi đó biết là đi đón Dương Chí Dũng.

Ánh trình bày, vì là lính mới vừa về đơn vị công tác thì có được Phó GĐ nói rõ việc anh trai vi phạm pháp luật, đưa đi trốn không. Bị cáo đề nghị tòa xét cho hoàn cảnh của bị cáo như thế và khẳng định không hề có vụ lợi, tư lợi cá nhân trong việc đưa Dương Chí Dũng đi. Quan hệ với Trọng khi đó là cấp trên với cấp dưới.

9h30, bị cáo Vũ Tiến Sơn, Sơn cho rằng về hành vi phạm tội của bị cáo là tương đối khách quan nhưng đánh giá là bị cáo có vai trò quan trọng trong vụ án thì không phải, chủ mưu là do Dương Tự Trọng làm.

9h, Tòa bắt đầu nội dung xét hỏi. Các bị cáo đều thừa nhận nội dung truy tố của VKS là đúng.

Sau khi tòa yêu cầu trả lời cáo trạng đúng hay sai, bị cáo Dương Tự Trọng suy nghĩ giây lát rồi đáp “sai”.

8h, hai anh em Dương Tự Trọng - Dương Chí Dũng được dẫn vào phòng xét xử. Sau đó, Chủ tọa đọc thẩm tra căn cước các bị cáo và nhân chứng.

Dương Chí Dũng với tư cách là nhân chứng liên quan trong vụ án ngồi phía sau em trai.

7h30 sáng, đoàn xe chở bị can Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng cùng những đồng phạm đã đến trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.

Đang xét xử em trai Dương Chí Dũng

Anh em Dương Chí Dũng hầu tòa

Người điều hành phiên tòa là thẩm phán Trương Việt Toàn. Có 5 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo gồm: Luật sư Nguyễn Đình Hưng, Vũ Thị Kim Ngọc, Đặng Việt Hùng (Văn phòng luật sư Hương Giang), Trần Thiện Thuật và Nguyễn Thái Hòa.

Trong số 5 luật sư kể trên, ông Nguyễn Đình Hưng và bà Vũ Thị Kim Ngọc sẽ tham gia bào chữa cho ông Dương Tự Trọng.

6 đồng phạm của Dương Tự Trọng gồm Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh (cả ba đều nguyên cán bộ CATP Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan TP.Hải Phòng), Phạm Minh Tuấn (nguyên là GĐ Xí nghiệp Bạch Đằng, TP.Hải Phòng), Trần Văn Dũng (tức Dũng "Bắc Kạn", trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng).

Người được Dương Tự Trọng và đồng phạm đưa đi trốn chính là Dương Chí Dũng (là anh trai Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam).

K. Duy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước”

(Tinmoi.vn) Chiều ngày 8/1, HĐXX đã tuyên án đối với Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Thẩm phán Trương Việt Toàn đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước".>>Dương Tự Trọng nói lời sau cùng tại tòa>>Dương Tự Trọng bị tuyên phạt 18 năm tù>>Dương Tự Trọng “Không nhận tội, cũng không chối tội”