Sáng nay, các sĩ tử bắt đầu bước vào môn thi đầu tiên trong kỳ tốt nghiệp THPT Quốc gia là môn Ngữ văn. Cấu trúc đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 được chia làm 2 phần bao gồm: Đọc Hiểu (3 điểm) và Làm Văn (7 điểm).
Trong đó, phần Nghị luận văn học chiếm 5 điểm, phần này thường bàn luận về một tác phẩm đã học, thường đưa ra trong chương trình giáo dục lớp 12. Đây là phần thi được nhiều học sinh quan tâm bởi giúp nhiều thí sinh gỡ điểm trong bài thi môn Văn này.
Mới đây, Cộng đồng mạng phát hiện tại tỉnh Nam Định trong 3 năm liên tiếp (từ năm 208 đến năm 2020), phần Nghị luận văn học trong đề thi thử môn Văn luôn rất sát với đề thi chính thức.
Năm 2020
Đề thi thử của Nam Định và đề thi chính thức: Cùng phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Đề thi chính thức thi THPT: Phân tích tác phẩm Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Năm 2019
Đề thi thử của Nam Định: "Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương, từ đó nhận xét về sự tài hoa bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường".
Đề thi chính thức thi THPT: "Cảm nghĩ về hình tượng sông Hương. Từ đó nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường".
Năm 2018
Đề thi thử của Nam Định: "Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu để thấy cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những người lao động vùng biển. Từ đó liên hệ với số phận của những người dân phố huyện trong Hai Đức Trẻ của Thạch Lam".
Đề thi chính thức thi THPT: "Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả".