Dạo qua các kênh mạng xã hội và các sàn điện tử Việt Nam, người tiêu dùng “hoa mắt” với nhan nhản các thương hiệu bỉm mới toanh được gắn mác “hàng nội địa Trung” như Supdry, Mijuku, Nanu, Hipgig, Mamabear, Bejoyle, Sumikko,... với giá thành thậm chí chỉ bằng một nửa so với bỉm chính hãng.
Những lời quảng cáo có cánh “Hàng nội địa cao cấp, mỏng, nhẹ, thấm hút tốt gấp 2-3 so với hàng chính hãng, chỉ phân phối tại thị trường nội địa với giá bán ưu đãi… Bỉm tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, công nghệ của Mỹ, nguyên liệu Nhật ", người bán hàng đã nhanh chóng khiến các mẹ bỉm sữa đặt hàng. Thêm vào đó, các đại lí và người bán còn biết “bắt thóp” tâm lí mẹ bỉm sữa thích “săn sale”, “xả kho”, “mua 2 giá sale mua 5 giá sỉ”… khiến các mẹ không đắn đo.
Bỉm “nội địa” Trung nhưng không bán… ở Trung Quốc
Khác hẳn với những chiếc bỉm không có tem phụ trước đây khiến các mẹ bất an về nguồn gốc, xuất xứ, thời gian gần đây hầu hết tã bỉm Trung Quốc đều được ghi tên nhà nhập khẩu trên bao bì sản phẩm khiến những chiếc bỉm này “uy tín” hơn hẳn. Thế nhưng, tìm kiếm tên những thương hiệu bỉm như Supdry, Mijuki, Nanu trên các trang thương mại điện tử phổ biến của Trung Quốc như Taobao, Alibaba,... người tiêu dùng sẽ tìm mòn “con mắt” mà không thấy. Thay vào đó là nhan nhản những “lời chào” gia công bỉm giá rẻ của các xưởng sản xuất ở Quảng Châu, Phúc Kiến với giá chỉ từ 0,02 - 0,1 USD/chiếc (400 đến 2000/chiếc).
Có một sự trùng hợp khi những “nhà phân phối” bỉm 'nội địa Trung' ở Việt Nam liên tục khoe kho hàng khủng với những container bỉm được nhập về liên tục, nhưng không thấy tem mác, bao bì thương hiệu.
Thời gian gần đây, Công an các tỉnh thành đã liên tục phát hiện, thu giữ số lượng lớn bỉm không hóa đơn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngày 20/4/2020, Công an Hà Tĩnh thu giữ gần 25.000 sản phẩm; Ngày 1/7/2021, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) thu giữ hơn 7.000 sản phẩm…
Theo một chủ kho tã bỉm tại Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Các loại bỉm giá rẻ đi đôi với chất lượng kém sẽ sớm bị đào thải. Đợt này bỉm Trung khách chê nhiều lắm, các bé dùng hay bị tràn bỉm và bị vón cục. Nếu các mẹ tính bài toán kinh tế, thì dùng 1 miếng bỉm chính hãng bằng 2, 3 miếng bỉm “nội địa”. Tính ra, các mẹ không tiết kiệm được tiền mà còn mất thời gian thay bỉm cho con nhiều lần, và quan trọng là không đảm bảo sức khỏe của con do độ thấm hút và nguyên liệu không bằng bỉm hãng”.
Nhập nhằng ngôn ngữ nước ngoài đánh lừa người dùng về nguồn gốc
Nhiều nhãn hiệu bỉm được quảng cáo là sản phẩm “nội địa Trung, hàng đầu thế giới” xuất Mỹ, Nhật, Châu Âu với đủ ngôn ngữ trên bao bì như Nhật, Anh, Hàn…
Khai thác tâm lý chuộng đồ Nhật của các mẹ Việt, một công ty Việt Nam là V.G. đã phân phối nhãn hiệu bỉm Nanu Baby, quảng cáo sản phẩm này chuyên xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tìm kiếm tên sản phẩm này trên trang web thương hiệu Quanzhou Hengyi Hygiene Products (in trên bao bì bỉm Nanu), không có kết quả nào hiển thị. Với những dòng quảng cáo "đạt hàng loạt tiêu chuẩn chất lượng như Châu Âu, Bắc Mĩ, HACCP,...", nhưng giá thành bỉm lại rất "mềm", nên đây cũng là một trong những nhãn hiệu "đắt hàng" trên các sàn thương mại điện tử, dù nguồn gốc xuất xứ mỗi nơi ghi một kiểu.
Chuyên gia cảnh báo
Chất lượng bỉm được đánh giá dựa trên các tiêu chí như nguyên vật liệu sản xuất, khả năng, tốc độ hút nước, giới hạn vi trùng không gây bệnh, giới hạn nấm mốc… Theo các chuyên gia, những chiếc bỉm nhập nhằng nguồn gốc, xuất xứ thường sử dụng nguyên liệu giá rẻ, sản xuất gia công trên dây chuyền lạc hậu, không tuân thủ các tiêu chuẩn Quản lý chất lượng nghiêm ngặt. Để đưa ra thị trường những chiếc bỉm giá chỉ bằng ⅓, ⅕ bỉm chính hãng, các đơn vị sản xuất phải sử dụng nguyên