Tin mới

Đỉa sống, đỉa sấy có tác dụng gì?

Thứ ba, 17/11/2015, 09:42 (GMT+7)

Đỉa được sử dụng trong Đông y chữa kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện, trong Tây y đỉa dùng để hút chích máu bầm, mưng mủ, trong đó đỉa sấy được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Đỉa được sử dụng trong Đông y chữa kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện, trong Tây y đỉa dùng để hút chích máu bầm, mưng mủ, trong đó đỉa sấy được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu. 

Tác dụng chữa bệnh của đỉa

Trên An Ninh Thủ Đô, PGS. TS. Phạm Bình Quyền (Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên, môi trường) cho biết: Đỉa có tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Đỉa và các chế phẩm từ đỉa rất tốt cho bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp. Trong y học hiện đại, đỉa phơi khô được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu.

Đỉa và các chế phẩm từ đỉa rất tốt cho bệnh khớp. Ảnh Internet

Theo sách “Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi thì: Đỉa dùng làm thuốc có nhiều loài, nhưng thông dụng nhất có 3 loài đó là: Đỉa xám (Hirudo medicinalis L.), đỉa xanh lục (Hirudo ofcinalis Mop.) và đỉa trâu (Hirido troctica Mop.). 

Xem thêm: Trăn xanh dài 2m trong nhà tắm hung dữ dọa người

[mecloud]DM2XE6iuY6[/mecloud]

Đỉa là một trong số những vị thuốc thuộc loại cổ nhất của Đông y. Tác dụng chữa bệnh của đỉa được ghi chép lần đầu tiên trong sách “Thần Nông bản thảo kinh”, bộ sách thuốc đầu tiên của Đông y Trung Quốc, cách đây đã hơn 2000 năm.

Ở Việt Nam việc dùng đỉa làm vị thuốc cũng đã được sử dụng, trong sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh có viết: Thủy điệt là con đỉa. Khi dùng phơi khô, xắt thật nhỏ, sao vàng sậm mà dùng. Vị mặn, tính lạnh, có độc; cótác dụng phá hòn cục, tiêu tích, trị kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện.

Người ta lợi dụng tính chất hút máu của đỉa để chích máu trong những trường hợp viêm tấy ở mặt, miệng,  những mụn nhọt đã mưng nhiều mủ… Tuy nhiên để tránh nguy cơ lây nhiễm một số bệnh cho người, các  loại đỉa phải được tuyển chọn và nuôi dưỡng và bảo quản trong những điều kiện thích hợp, và được sử dụng cho việc hút máu ở những bộ phận  cơ thể  bị ứ huyết, hoặc các ổ áp xe của phủ tạng, hoặc khi cấy mô trong phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể, các nơi nối ghép có những hoại tử…

đỉa phơi khô được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu. Ảnh: Giang Phương/ Thanh Niên

Tại Nga, đỉa được nuôi ở trang trại thuộc  Trung tâm quốc tế chuyên điều trị y tế bằng đỉa (MLC) nằm tại Udelnaya, gần thủ đô Moscow .

Theo Thể thao & Văn hóa dẫn nguồn nước ngoài cho biết, trang trại nuôi đỉa mỗi năm cung cấp cho các cơ sở y tế ở Nga và một số nước lân cận 3 triệu con đỉa.

Trang trại này thậm chí từng cung cấp đỉa cho nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, để ông chữa chứng đau đầu và trầm cảm.

Hàng chục ngàn bệnh nhân mắc các căn bệnh từ vô sinh tới cao huyết áp, đều đã được điều trị bằng loài đỉa chữa bệnh hirudo medicinalis và thứ nước dãi có chứa chất chống đông máu của chúng. 

Nông trại đỉa ở Udelnaya thường bán những sinh vật hút máu này với giá không rẻ, khoảng 1,5 USD một con. Việc sử dụng bất kỳ con đỉa nào, tối đa là 10 con, đều phải được bác sĩ kê đơn cho phép.

Một số tác hại cần lưu ý:

- Trong quá trình sử dụng đỉa trực tiếp chữa bệnh, dịch tiết ra từ mồm đỉa có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu.

- Nếu dùng đỉa quá nhiều sẽ làm mất máu, vỡ động mạch gây tai biến cho bệnh nhân.

- Chống chỉ định với những phụ nữ đang mang thai do và những trường hợp có nguy cơ xuất huyết: xuất huyết trĩ, chảy máu cam, rong kinh…

Thông thường, đỉa sống trong môi trường nước ngọt hoặc ẩm và lấy thức ăn từ máu của động vật có xương sống. Trên thực tế y học đã ghi nhận một số ca đỉa sống trong cơ thể người. Tuy nhiên theo các chuyên gia y học thì đỉa chỉ có thể sống một thời gian nhất định tại các cơ quan, tạng rỗng như họng, hầu, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi và một số chỗ vùng kín trên cơ thể như bộ phận sinh dục nam, nữ, niệu đạo và bàng quang… Một thời gian, đỉa sẽ gây ra nhiều biến chứng như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó, gây xuất huyết, ho khạc ra máu như mũi, hầu họng, phế quản - phổi từ nhiều tuần đến nhiều tháng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phẫu thuật gắp ra. Riêng việc trứng và ấu trùng đỉa nếu có xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm và đi vào đường tiêu hóa của người thì cũng không sống và sinh sôi, nảy nở được vì môi trường không phù hợp như đã phân tích ở phần trên. 

Dã Quỳ (tổng hợp)
  

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news