Tin mới

Điểm mặt thực phẩm dễ gây ngộ độc trong ngày Tết

Thứ ba, 09/02/2016, 15:27 (GMT+7)

Chúng ta đang trải qua những ngày đầu tiên trong dịp Tết Bính Thân 2016. Một số loại thực phẩm được sử dụng trong dịp tết được nhiều gia đình sử dụng như măng tươi, dứa...tuy giúp những món ăn ngon hơn nhưng lại có nguy cơ gây ngộ độc khá cao.

Chúng ta đang trải qua những ngày đầu tiên trong dịp Tết Bính Thân 2016. Một số loại thực phẩm được sử dụng trong dịp tết được nhiều gia đình sử dụng như măng tươi, dứa...tuy giúp những món ăn ngon hơn nhưng lại có nguy cơ gây ngộ độc khá cao.

Măng

Măng là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình trong dịp Tết. Ảnh: Internet

Là một trong những món ăn hết sức quen thuộc với người dân Việt trong dịp Tết cổ truyền nhưng  măng lại chứa một lượng chất độc gây ảnh hưởng không  nhỏ đến sức khỏe của con người. Trong măng có chứa chất độc tương tự giống với sắn.

Thông tin trên Sức khỏe đời sống cho biết đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều (khoảng trên dưới 300mg/100g tươi tùy từng loại măng).

Người nặng khoảng 50kg ăn phải khoảng 20mg chất này sẽ bị ngộ độc và 50mg sẽ tử vong...

Những người bị ngộ độc thường có triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt. Loại bỏ bằng cách chế biến kỹ măng trước khi ăn, không nên ăn các loại măng đắng, chưa được sơ chế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ phổ biến trên thế giới được dùng để làm thức ăn và được nhiều gia đình ưa chuộng. Một số tài liệu cho rằng khoai tây có chứa chất độc tên glycoalkloids (chaconin, solanin).

Chất này thường không có trong củ khoai mà thường chỉ có nhiều trong mầm củ, trong lớp vỏ xanh của củ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Triệu chứng của ngộ độc khoai tấy thường đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đòng tử giãn,  rối loạn ý thức, hôn mê, loạn nhịp tim...

Dứa

Dứa cũng là một trong những thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn ngày tết.

Sức khỏe đời sống cũng dẫn lại nguồn nghiên cứu cho biết việc ngộ độc dứa do loại nấm mốc kí sinh trên quả dứa. Triệu chứng nặng có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nổi mẩn ngoài da, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Các biện pháp điều trị ngộ độc dứa gồm điều trị sốc phản vệ, điều trị dị ứng.

Thức ăn nhiều đường:  bánh kẹo, nước ngọt

Trẻ em dễ bị ngộ độc vì ăn quá nhiều đồ ngọt. Ảnh: Internet

Infonet cho biết vào thời điểm ngày tết, trẻ em dễ bị ngộ độc do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc chứa nhiều độc tố. Thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, siro....đây là những thức ăn khoái khẩu của trẻ em là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news