Tin mới

Quy định mới của Bộ GD-ĐT về cách tính điểm THPT

Thứ sáu, 24/07/2015, 14:22 (GMT+7)

Để giảm số lượng thí sinh trùng điểm gây khó khăn cho việc xác định điểm chuẩn, điểm thi THPT năm nay sẽ không làm tròn tổng số điểm của 3 môn nữa và điểm chuẩn được tính theo bước cách nhau 0,25 điểm.

Để giảm số lượng thí sinh trùng điểm gây khó khăn cho việc xác định điểm chuẩn, điểm thi THPT năm nay sẽ không làm tròn tổng số điểm của 3 môn nữa và điểm chuẩn được tính theo bước cách nhau 0,25 điểm.

Từ 2014 trở về trước tổng số điểm của 3 môn được làm tròn đến mức 0,5 điểm, và điểm chuẩn cũng được tính theo bước cách nhau 0,5 điểm, năm nay Bộ GD-ĐT quy định bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Bộ GD-ĐT quy định bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm. Ảnh Internet

Cụ thể, đối với môn thi tự luận, Bộ GD-ĐT quy định, chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Bài thi trắc nghiệm, tổ chấm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10 (lấy đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm. Do đó tổng số điểm của mỗi bài không cần phải làm tròn.

Sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 1/8. Để có thể chắc chắn trúng tuyển ngay từ nguyện vọng 1 thí sinh phải cân nhắc kĩ lưỡng về điểm thi của mình và trường các em muốn xét tuyển.

Chia sẻ trên Zing về cách nộp hồ sơ sao cho đúng và ăn chắc ngay từ NV1, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Thí sinh có thể tìm hiểu điểm chuẩn của trường, ngành học các năm trước, phán đoán năm năm nay như thế nào, điều kiện nộp hồ sơ ra sao, mức điểm của các thí sinh thế nào...

Theo đánh giá của Bộ GD, phổ điểm năm nay khá "đẹp". Cụ thể, năm nay có 60.000 thí sinh dự thi môn Toán, chỉ có 118 thí sinh đạt điểm 10. Phổ điểm tập trung chủ yếu khoảng 4-7 điểm, trong đó cao nhất là điểm 6,5 (32,9%), thấp nhất là 0,5 điểm với 5.410 thí sinh (chiếm 3,2%).

Môn Ngoại ngữ có mức điểm khá thấp với tỉ lệ 59,3% thí sinh đạt 2,5 điểm (74.151 thí sinh trong tổng số 80.000 thí sinh dự thi). Đặc biệt, với 12.081 thí sinh (chiếm 7,2%) bị điểm liệt, môn Toán trở thành môn có nhiều thí sinh bị điểm liệt nhất. Môn Hóa học trở thành môn có nhiều thí sinh đạt điểm 10 nhất với 130 thí sinh trên tổng số 25.000 thí sinh dự thi. Tiếp theo là môn Lịch sử có 1.168 thí sinh bị điểm liệt trong tổng số 10.000 thí sinh dự thi (chiếm 11,6%).

Môn Ngữ văn có 90.000 thí sinh dự thi thì có 615 thí sinh bị điểm liệt dưới (1 điểm trở xuống), 10 thí sinh đạt điểm 10, điểm 5 đạt tỉ lệ cao nhất với 81.891. Môn Lịch sử, điểm 5 cũng có tỉ lệ thí sinh nhiều nhất với 8.605 thí sinh/10.000 thí sinh dự thi, có 11 thí sinh đạt điểm 10.

Tiếp đến, thí sinh nghiên cứu các ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 để nộp hồ sơ. Nếu  thấy trường, ngành đăng ký phù hợp năng lực, thí sinh không nên rút hồ sơ nữa.

"Nếu theo dõi thấy nhiều thí sinh có điểm tốt hơn mình, các em có thể rút hồ sơ. Điều quan trọng trong quá trình xét tuyển nguyện vọng là phải theo dõi sát và biết thông tin. Nhiều em thường yếu khâu này", ông Ga nói.

 "Thời gian xét tuyển sắp tới, nếu không tìm hiểu thông tin, thí sinh sẽ rất thiệt thòi. NV1 quan trọng, do đó, các em cần phải bám sát thông tin để phán đoán, tính toán phù hợp", Thứ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh.

Lê Vy (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news