Tin mới

Điều "khủng khiếp" gì sẽ xảy ra khi băng ở Tây Nam Cực tan chảy?

Thứ năm, 15/05/2014, 10:19 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Theo một nghiên cứu khí hậu mới đây của NASA, các dải băng ở Tây Nam Cực đang tan  một cách không thể kiểm soát, các dòng sông băng đang tan chảy và đổ ra biển

 

 

 

 

 

 

 

(Tinmoi.vn) Theo một nghiên cứu khí hậu mới đây của NASA, các dải băng ở Tây Nam Cực đang tan  một cách không thể kiểm soát, các dòng sông băng đang tan chảy và đổ ra biển.

Điều

Diện tích nước Mỹ không lớn bằng Nam Cực

1. Sự tan chảy của sông băng Thwaites có thể khiến mực mước biển dâng lên 0,61m. Sông băng này sẽ tan chảy hoàn toàn trong khoảng 200 năm nữa và sẽ có tác động rất lớn tới khí hậu toàn cầu.

2. Mực nước biển dâng cao sẽ tàn phá các thành phố ven biển. Trong một cơn bão lớn, mực nước biển có thể dâng lên 0,45m kết hợp với triều cường gây thiệt hại khoảng 3,5 nghìn tỷ USD cho Miami, Mỹ và 4,8 triệu người ở đây sẽ bị đe dọa về tính mạng.
200 năm nữa mực nước biển sẽ dâng lên 0,61m

Điều

Năm 2070, mực nước biển sẽ dâng lên 0,5m và 4,8 triệu người ở Miami, Mỹ sẽ bị đe dọa tính mạng, thiệt hại ước tính khoảng 3,5 nghìn tỷ USD

3. "Mực nước biển toàn cầu sẽ dâng tương đương như mực nước dâng trong cơn bão Sandy", Richard Alley thuộc Đại học Bang Pennsylvania cho biết.

4. Sông Thwaites tan chảy sẽ gây bất ổn, phá hoại nhiều thứ ở Tây Nam Cực.

5. Số lượng băng phát tán vào đại dương của khu vực này ở Tây Nam Cực và đảo Greenland là ngang bằng nhau. Góp phần đáng kể vào hiện tượng mực nước biển toàn cầu dâng cao

Điều

Mặc dù biển Amundsen chỉ là một phần nhỏ của Tây Nam Cực nhưng nó đủ băng để làm mực nước biển toàn cầu dâng lên 1,2m.

6. Hiện tượng này sẽ chỉ gia tăng chứ không suy giảm. Tất cả băng ở biển Amundsen của Tây Nam Cực tan chảy sẽ làm mực nước biển toàn cầu dâng lên khoảng 1,2m.

7. Nếu tất cả băng ở Tây Nam Cực tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 3,96m. Có thể hàng thế kỷ nữa điều này mới xảy ra.

8. Nếu mực nước biển dâng lên 3,65m thì 73% Miami, 22% thành phố New York, 20% Los Angeles sẽ bị ngập lụt.

9. Những con số này chưa tính tới mực nước biển dâng do các nguồn ngoài băng như giản nở nhiệt đại dương, khi nước biển nóng lên nó sẽ tăng thể tích. Từ năm 1993 tới năm 2010, mỗi năm mực nước biển dâng lên 1,1 mm do giãn nở nhiệt, 0,27 mm do băng ở Nam Cực tan. 

Điều cuối cùng, Việt Nam chúng ta trải dài theo bờ biển, do vậy mức độ ảnh hưởng khi mực nước biển tăng sẽ thiệt hại khôn lường.

Xem thêm: Bộ đôi Nokia giá rẻ "hoàn hảo" chính thức lên kệ tại Việt Nam

Thu Thủy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news