Trong những năm gần đây, nhiều du học sinh Việt thường chọn Nhật Bản làm điểm đến học tập với hy vọng có thể đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Dù vậy trong một môi trường xa lạ và đầy khắc nghiệt, cuộc sống của nhiều du học sinh tại đây vô cùng vất vả, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 đang hoành hành tại quốc gia này.
Cô độc là cảm giác mà nhiều du học sinh Việt Nam cảm nhận được khi sang Nhật Bản học tập. Đặt chân đến một đất nước với mọi thứ đều mới mẻ: Ngôn ngữ, văn hóa hay ẩm thực. Không có ai thân quen bên cạnh khiến du học sinh Việt đều bỡ ngỡ, lạ lẫm với tất cả.
Nhật Bản thường là điểm đến để du học sinh Việt Nam chọn lựa. Ảnh: Internet
Chia sẻ với Tiền Phong, du học sinh có tên Minh Thư đang sống tại thành phố Kobe xúc động nhớ lại những ngày đầu tiên tại đây. Chưa có việt làm, Thư đối diện với căn phòng trống với bốn bức tường và một tương lai vô định. Nước mắt chỉ chực trào ra, không ít lần Thư muốn bỏ lại tất cả để về với bố mẹ. Nghĩ đến khoản nợ mà bố mẹ cố gắng xoay sở để cô con gái có được tương lai tốt đẹp hơn, Thư càng bất lực.
>>> Xem thêm: Ngọc Trinh công khai Doanh thu tiền tỷ 1 ngày, nhìn con số thật mới choáng ngợp
Cuộc sống tại xứ sở Phù tang là một thách thức rất lớn. Cô kể khi mình mới sang, không biết tiếng Nhật và thường xuyên bị lạc đường và trễ chuyến tàu cuối. Có những đêm 2 giờ sáng mới đặt chân về nhà, lại cả những lúc đau ốm khiến Thư càng thấm thía sự cô độc.
Du học sinh Việt phải làm thêm rất nhiều để trang trải cuộc sống. Ảnh: Tiền Phong
Nhật Bản là một trong những quốc gia có chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, trong khi nhiều sinh viên Việt Nam sang Nhật không theo dạng tự túc. Đằng sau hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho con, nhiều phụ huynh phải gánh những khoản nợ từ 200 - 300 triệu đồng để có đủ chi phí cho con sang Nhật. Do đó, làm thêm là cách duy nhất để các du học sinh có thể trang trải cuộc sống.
Chính phủ Nhật chỉ cho phép du học sinh làm việc 28 tiếng/tuần. Tuy nhiên, nhiều du học sinh tại Nhật cho biết, khoản tiền kiếm được sau 28 tiếng lao động vất vả ấy cũng chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Nhật. Để kiếm thêm tiền đóng học phí hoặc gửi về nhà, các bạn du học sinh thường trốn đi làm thêm nhiều công việc khác.
Một du học sinh Việt Nam làm việc tại cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Tiền Phong
Là một trong những du học sinh chấp nhận làm thêm để trang trải cuộc sống, Khánh Mỹ xin được một công việc trong quán cơm buổi tối và một công việc trong xưởng để làm đêm. 7h tối, Mỹ tan làm tại quán cơm liền chạy đến xưởng làm việc đến đêm khuya. 7h sáng hôm sau, Mỹ lại vội vã trở về nhà thay quần áo để kịp đến trường.
>>> Tìm hiểu thêm: Hà Nội: Tài xế lùi xe trúng cột bơm xăng, 'xế hộp' bốc cháy dữ dội
Theo Mỹ kể lại, đó là khoảng thời gian không bao giờ quên vì sự mệt mỏi trong cả thể chất lẫn tinh thần. Để rồi cuối cùng vào tháng 3/2020, Mỹ nhận bằng tốt nghiệp và háo hức về Việt Nam. Thế nhưng dịch Covid-19 quái ác khiến Nhật Bản phong tỏa toàn bộ, hủy tất cả các chuyến bay. Giờ Mỹ vẫn bị mắc kẹt tại Nhật, vẫn phải đi làm và trang trải cuộc sống để chờ ngày về nước.
Ngày Mỹ nhận bằng tốt nghiệp, cô vẫn mắc kẹt tại Nhật Bản vì dịch Covid-19. Ảnh: NVCC
Dịch bệnh khiến cuộc sống của du học sinh Việt tại Nhật càng khó khăn hơn. Người Lao Động dẫn bài phỏng vấn của báo Mainichi với 2 du học sinh Việt. Một người đang học tại Tokyo và sống chung với 4 người Việt Nam khác. Nguyễn Văn Bảo (21 tuổi) đang làm thêm tại một quán rượu và trường dạy ngôn ngữ Nhật Bản. Dịch bệnh ảnh hưởng, thu nhập của Bảo giảm từ 100.000 yen (hơn 21,6 triệu đồng) xuống còn khoảng 30.000 yen (khoảng 6,5 triệu đồng).
Không có việc làm đồng nghĩa với thu nhập sụt giảm, trong khi hóa đơn tiền điện nước cứ ngày một tăng do thời gian phong tỏa phải ở nhà. Để xoay sở, anh chỉ ăn 2 bữa 1 ngày và ngủ nhiều nhất có thể.
Bảo là một trong những du học sinh Việt Nam vất vả, chật vật với cuộc sống tại Nhật Bản trong thời kì dịch Covid-19 hoành hành. Ảnh: Internet
Khó khăn trước mắt chỉ là một vấn đề. Tương lai, Bảo hy vọng sẽ được làm việc tại Nhật Bản để tích lũy thêm kinh nghiệm. Thế nhưng kinh tế suy thoái vì dịch bệnh khiến viễn cảnh này lại trở nên u ám hơn bao giờ hết.
>>> Đọc thêm: Cái kết đẹp cho nữ y tá mặc độc nội y dưới đồ bảo hộ chống Covid-19