Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào vị trí của khối u trong ruột, trong đó đặc biệt chú ý đến sự thay đổi về thói quen đi ngoài.
Mới đây, GS-TS La Thành Hoa, Giám đốc Trung tâm ung bướu Bệnh viện Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, sau đây là một số dấu hiệu quan trọng bạn nên biết về tình trạng sức khỏe của mình.
Thông thường bệnh nhân xuất hiện một số biểu hiện ban đầu như đầy hơi, khó chịu, tiêu hóa không tốt, sau đó thay đổi thói quen đi ngoài (đại tiện), trong phân có lẫn máu, số lần đi ngoài trong ngày tăng lên, trước khi đi ngoài có biểu hiện đau bụng, phân biến dạng, có dịch nhầy. Cụ thể:
1. Thay đổi thói quen đi ngoài
Thay đổi thói quen đi ngoài là biểu hiện ban đầu phổ biến nhất của bệnh .
Sự thay đổi này chỉ rất nhỏ, không rõ ràng lắm, chẳng hạn từ 2 ngày đi ngoài một lần, sau đó mỗi ngày đi một lần, điều đó khiến chúng ta không hề để ý.
Nói chung, những biểu hiện lâu dài mang tính giai đoạn của bệnh dễ phát hiện hơn những biểu hiện mang tính thời điểm.
Ảnh minh họa
2. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh
Phân có lẫn máu
Đây là triệu chứng thường thấy nhất sau khi thay đổi thói quen đi ngoài.
Biểu hiện của máu trong phân có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc khi xét nghiệm phân mới phát hiện được. Máu lẫn trong phân do xuất huyết đường tiêu hóa, nên hầu hết có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi.
Càng đến đoạn gần cuối của ruột già, màu sắc máu càng ít thay đổi, chủ yếu là đỏ tươi.
- Màu sắc của máu trong phân khác nhau tùy vào vị trí trong ruột già. Nếu khối u ở vị trí tràng xuống (descending colon) hoặc tràng sigma (sigmoid colon), máu có màu đỏ, dễ bị chẩn đoán nhầm là , tiêu chảy hoặc viêm ruột.
Nếu vị trí bệnh ở khu vực manh tràng, thời gian máu nằm trong ruột lâu hơn, vì vậy phân có màu đen hoặc màu nâu.
- Một số bệnh khác cũng đi ngoài ra máu. Một số bệnh không ác tính như lao ruột, viêm ruột mạn tính cũng có hiện tượng đi phân có lẫn máu.
Tuy nhiên đối với những trường hợp phân thường xuyên có máu trong thời gian dài hoặc xét nghiệm có máu ẩn trong phân, trước tiên phải xem xét đến khả năng , sau đó kiểm tra thêm để xác nhận hoặc loại trừ.
Ảnh minh họa
Phân có chất nhầy hoặc cả máu lẫn dịch nhầy
Do vị trí của bệnh ung thư đại trực tràng nằm trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với phân, nên hầu như bệnh nhân nào xuất hiện phân có máu, trong đó đều có lẫn mủ và dịch nhầy.
Lượng dịch nhầy trong phân nhiều hay ít liên quan đến tính chất của bệnh. Bên cạnh đó, các của bệnh thường kèm theo nhiễm trùng thứ phát, làm cho dịch nhầy trong niêm mạc ruột tiết ra nhiều hơn.
- Dịch nhầy và vị trí khối u cũng có liên quan với nhau. Chẳng hạn vị trí khối u nằm tại khu vực manh tràng, tràng lên, lượng dịch bị trộn lẫn với phân, không dễ nhìn thấy bằng mắt thường, phải xét nghiệm mới phát hiện được.
Nếu vị trí khối u nằm tại tràng xuống, đại tràng chậu hông, trực tràng, lúc này phân đã được thành hình, dịch và phân sẽ không bị trộn lẫn, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
- Cần xem xét đến khả năng bị ung thư đại trực tràng khi phát hiện phân có dịch và máu. Mọi trường hợp dịch nhầy có trong phân (nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường), thông thường sẽ kèm theo lẫn máu.
Vì vậy, khi phát hiện phân có lẫn dịch nhầy và máu, cần phải xem xét ngay đến khả năng bệnh ung thư đại trực tràng, sau đó làm các bước kiểm tra xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh.
Tiêu chảy và táo bón
Ở những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng thường xuất hiện triệu chứng tiêu chảy và táo bón, đi ngoài thất thường, lúc đi lỏng, lúc táo bón.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy do khối u xuất dịch cục bộ hoặc tăng tiết nhầy, kích thích làm cho rối loạn chức năng đường ruột.
Nguyên nhân táo bón do tắc nghẽn ruột cấp và mạn tính gây ra bởi khối u. Khi khối u trong ruột quá lớn, làm tắc nghẽn đường ruột, phân không thể đi qua được, dẫn đến hiện tượng táo bón, kích thước phân dẹt và nhỏ.
Triệu chứng táo bón ít xảy ra hơn so với tiêu chảy.
Ảnh minh họa
Đau bụng và đầy bụng
Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng và trướng bụng, triệu chứng đau bụng diễn ra thường xuyên.
- Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng:
+ Sự xâm lấn cục bộ của khối u, đặc biệt khi xâm lấn sâu hơn vào lớp niêm mạc ruột, lớp cơ của thành ruột, gây ra cảm gác đau bụng, nếu cơn đau càng nặng thì bệnh càng trầm trọng;
+ Sự kích thích của khối u trong đường ruột;
+ Tắc ruột bởi khối u;
+ Kích ứng do viêm phúc mạc.
- Các cơn đau có thể phân thành đau quặn, đau âm ỉ, thời gian có thể diễn ra trong thời điểm ngắn, liên tục hoặc trong thời gian dài.
Khi khối u đã phát triển xuyên qua lớp niêm mạc và lan xuống lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột, có thể xuất hiện các cơn đau liên tục.
Khi khối u phát triển đến lớp phúc mạc, mới xuất hiện triệu chứng trướng bụng, khoảng 60-81% số người bị ung thư đại trực tràng có triệu chứng đau bụng.
*Theo Sohu