Tin mới

Giảng viên dạy Sử “chê” đề thi đại học môn Sử

Thứ năm, 10/07/2014, 09:35 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Đề thi quá khó và không phù hợp với lứa tuổi học sinh, học sinh giỏi cũng khó làm tốt được là nhận định của một giảng viên dạy Sử khi nói về đề thi đại học môn Sử năm nay.

 

 

(Tinmoi.vn) Đề thi quá khó và không phù hợp với lứa tuổi học sinh, học sinh giỏi cũng khó làm tốt được là nhận định của một giảng viên dạy Sử khi nói về đề thi đại học môn Sử năm nay.

Ngay sau khi môn Sử kết thúc, một giảng viên Sử có tên tuổi tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã có những nhận xét “tản mạn” về đề thi Sử năm nay.

Theo thầy: “Với kiểu ra đề thi ĐH môn Sử năm nay, những năm tới các lò luyện thi lại "quá tải".

Đề thi năm nay có ưu điểm là không buộc người học nhớ sự kiện theo kiểu máy móc, thuộc lòng, có phân hoá. Em nào có năng lực phân tích, tổng hợp sẽ làm được. Đề thi phần nào cũng vô hiệu hoá "phao".

Tuy nhiên, đề thi quá khó và không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ví dụ câu 1, không phải các em phân biệt thế nào là khởi nghĩa, thế nào là kháng chiến. Chắc sẽ có em nêu Điện Biên Phủ, Đại thắng 1975. Phân tích vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến, ngay học sinh giỏi cũng không thể viết được nhiều. Hoặc vai trò ASEAN hiện nay không phải em nào cũng làm được vì vùng sâu, vùng xa các em có biết gì vê khủng hoảng biển Đông?

Nội dung các câu hỏi cũng không rõ ràng. Câu 1: Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn VN trong thế kỉ XX. Chữ "dấu ấn" là mơ hồ, nên chăng thay bằng "quan trọng nhất"? Bởi vì khởi nghĩa có nhiều như khởi nghĩa Yên Bái 1930, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kì 1940, Đồng khởi 1959-1960. Kháng chiến cũng có nhiều như chống Khơ me đỏ, Trung quốc năm 1979.

Với câu hỏi 1, có cần trình bày các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến không? Nếu không trình bày thì không làm rõ "dấu ấn VN". Mà muôn nêu dấu ấn thì phải ra khác. Việc thống nhất về Nhà nước ( câu 3) chỉ nêu hoàn cảnh mà có tới 2 điểm trong khi kiến thức trong sách không nhiều, ngang điểm câu 1. Trong khi ý nghĩa việc nhanh chóng thông nhất NN là quan trọng lại không hỏi.

Tóm lại chủ trương ra đề của Bộ là hạn chế việc luyện thi không đạt được mục đích”.

Đề thi Sử năm nay được đánh giá là "quá sức" so với học sinh

Đồng tình với quan điểm của giảng viên trên, Đào Hải Yến bày tỏ: “Con thưa thầy, con ôn thi cho học sinh, giới hạn đúng những phần đó nhưng cũng hoang mang không biết có khả năng lấy điểm được không vì câu hỏi quá nặng cho học sinh ạ!!!”

Bui Van Nam cũng khẳng định: “Chuẩn đấy thầy ạ, Em vừa đọc đề thi các em xong cũng thấy thế, đặc biệt là câu 1, nhiều cái mông lung khó phân biệt được đâu là cuộc khởi nghĩa, kháng chiến dấu ấn??? Trong vô vàn cuộc khởi nghĩa trong thế kỉ XX?...còn chưa kể các khái niệm thế nào là khởi nghĩa, thế nào là kháng chiến, sẽ có rất nhiều học sinh không hiểu rõ được vấn đề này.......”

Bạn Tuyen Nguyen cho rằng: “Hai câu 2 và 3 về cơ bản là những câu học thuộc, chiếm 5/10 điểm toàn bài thi? Điều này liệu có nên chăng với đề thi đại học? Để trả lời hai câu này, thí sinh hầu như chỉ tái hiện - mức thấp nhất trong thang kiểm tra - đánh giá (tái hiện - tái tạo - vận dụng ở mức độ thấp - vận dụng ở mức cao)

Jenny Ha Theo cảm nhận: “Đề thi năm nay "ngoài tầm với" của thí sinh, không phải là học thuộc. Đảm bảo rằng học thuộc cũng không làm được trọn vẹn.. đọc xong đề, nếu em là thí sinh em sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu và viết những gì nữa. Có thách đố quá không khi cho các em mới 18 tuổi đầu”.

Trước nhiều ý kiến đồng tình của mọi người, giảng viên trên nhận định: “Đúng đấy em ạ. Các thầy ra đề cho học sinh giỏi còn chấp nhận chứ cho học sinh phổ thông bình thường là quá cao. Đề này ra cho SV khoa Sử năm cuối”.

Nhận định về đề thi đại học môn Sử năm nay, nhiều thí sinh cho rằng đề thi đã quá sức so với trình độ của các em.

TS Nguyễn Thị Tâm, thi vào khoa báo chí, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nhận xét: Đề sử năm nay hơi khó, ngay ở câu 1 về những cuộc khởi nghĩa in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX làm em choáng, vì em không ôn dạng đề này.

TS Lê  Thị Hoa (HS Trường THPT Lê Quý Đôn, Nha Trang) dự thi khoa triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (ĐHQG TP.HCM), cho biết: Đề thi sử năm nay có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh phải tư duy, chứ không phải là học bài máy móc là làm được, đề bao quát, em nghĩ khó được điểm cao, em làm được 60% đề thi.

TS Văn Toàn (quê Khánh Hòa) dự thi ngành báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: Đề thi sử quá khả năng của em, ngồi trong phòng thi em không biết viết gì nữa nên ra sớm 1 giờ.

Video bạn có thể quan tâm trên tinmoi.vn:  Clip cực thú vị: Sĩ tử Việt Nam như "đàn kiến tha mồi về tổ"

 

 

 Lê Vy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news