Tin mới

"Giáo dục pháp luật trong nhà trường cần thay đổi để cứu lấy đạo đức giới trẻ"

Thứ ba, 05/01/2016, 15:11 (GMT+7)

Từ vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh đến việc bé gái bốn tuổi ở Đắk Lắk bị bạn đánh hội đồng mới đây và nhiều vụ bạo lực học đường khác, theo TS Vũ Thu Hương, cần sớm tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học một cách đồng bộ để cứu lấy đạo đức giới trẻ.

Từ vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh đến việc bé gái bốn tuổi ở Đắk Lắk bị bạn đánh hội đồng mới đây và nhiều vụ bạo lực học đường khác, theo TS Vũ Thu Hương, cần sớm tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học một cách đồng bộ để cứu lấy đạo đức giới trẻ. 

Vụ việc bé gái 4 tuổi ở Đắk Lắk bị bạn đánh hội đồng cào rách mặt vì tè dầm khiến nhiều bạn đọc nhớ lại câu chuyện của nữ sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng ở Trà Vinh gây chấn động dư luận hồi tháng 3/2015 cùng mối lo ngại về tình trạng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng.

"Nguy hiểm quá, bạo lực học đường đã lây sang cả những đứa trẻ học mẫu giáo. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phải cùng phối hợp, vào cuộc xử lý triệt để không huy hiểm quá", độc giả Nguyên Minh lo ngại. 

Bé gái bốn tuổi bị bạn cào rách mặt. Ảnh: Dân trí

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc các cháu ở độ tuổi mầm non đánh nhau chiếm tỉ lệ lên đến 99%. Vấn đề ở vụ việc của bé V. (bốn tuổi, ở Đắk Lắk) là cô giáo đã để các cháu chơi tự do mà không có hoạt động gì rõ ràng dẫn đến rảnh rổi và lao vào ẩu đả nhau như thế. Còn việc các bé đánh bạn vì tè dầm hay những nguyên nhân lãng xẹt là bình thường bởi ở lứa tuổi đó trẻ còn thiếu hiểu biết và cân nhắc, đánh giá.

Đề cập đến lo ngại của một số phụ huynh về tình trạng bạo lực học đường có xu hướng tăng và lan xuống cả những lớp học nhỏ tuổi như mầm non, theo bà Hương, tình trạng bạo lực đến từ nhiều nguyên nhân, từ việc cha mẹ dạy trẻ bằng bạo lực, từ game máy tính, từ các phim ảnh và từ  một nguyên nhân vô cùng quan trọng là sự thiếu coi trọng pháp luật của một số người lớn.

"Từ thái độ coi thường pháp luật, tìm các kẽ hở để lách luật, cha mẹ đã biến mình thành tấm gương xấu về việc coi thường pháp luật cho con trẻ học theo. Ví dụ như: không tuân thủ luật giao thông, mỗi khi có vụ án nào thì có tâm lý bao che cho kẻ yếu (tuổi nhỏ, có nhân thân tốt, học hành giỏi giang…) dù đó là tội phạm nguy hiểm, thái độ gây gổ với cảnh sát và với người khác mỗi khi xảy ra va chạm hay mâu thuẫn, hoặc biểu tình, phá hoại tài sản nhà nước khi thấy có Chính sách nào của nhà nước hoặc địa phương có ảnh hưởng đến bản thân ….Từ đây, xã hội nói chung và gia đình nói riêng đã xây dựng cho bọn trẻ một tiền đề xấu về việc vi phạm pháp luật", bà Hương phân tích.

Trong khi đó, bà Hương cho rằng, trong nhà trường, nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường còn rất mỏng và thiếu phương pháp kiểm tra đánh giá, các bộ môn giáo dục đạo đức bị coi nhẹ, thời lượng ít và không có đánh giá học sinh, cách đánh giá hạnh kiểm tùy hứng và thiên về nâng đỡ chính là một trong những nguyên nhân của hiện tượng này.

"Theo tôi, chúng ta cần phải thay đổi càng sớm càng tốt, càng đồng bộ càng tốt để cứu lấy đạo đức giới trẻ".

H.Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news