Tin mới

Giếng cổ làng Đường Lâm bị tô vẽ, làm mới để phục vụ quay phim gây bức xúc

Thứ hai, 08/11/2021, 18:46 (GMT+7)

Hình ảnh chiếc giếng cổ làng Đường Lâm được xây dựng năm 1533 bỗng "thay hình đổi dạng" chỉ vì sự hời hợt của đoàn làm phim gây bức xúc dư luận. 

Theo tin tức từ Tuổi Trẻ TTXVN, chiều ngày 7/11, người dân thôn Mông Phụ đã vô cùng bức xúc khi phát hiện một đoàn làm phim đã tự ý tô vẽ màu, làm mới giếng cổ nổi tiếng của làng để phục vụ cho mục đích quay phim. 

Hình ảnh chiếc giếng cổ bị xâm phạm (Ảnh Facebook)
Hình ảnh chiếc giếng cổ bị xâm phạm (Ảnh Facebook)
Giếng cổ làng Đường Lâm bị tô vẽ, làm mới để phục vụ quay phim gây bức xúc - Ảnh 1

Cụ thể, bối cảnh của phim là làng cổ xưa, các thành viên đã dùng vôi ve màu đỏ để phủ lên về mặt giếng, sau đó dùng bút màu vẽ màu phủ trát để tạo hình giả đá ong. Việc làm này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của giếng cổ.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, chính quyền xã và Ban  Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đã tới hiện trường để giải quyết vụ việc, lập tức yêu cầu đoàn làm phim dừng ngay hành vi xâm phạm di tích cảnh quan và trả lại nguyên hiện trạng ban đầu.

Giếng cổ làng Đường Lâm trước khi bị tô vẽ (Ảnh Tuổi Trẻ)
Giếng cổ làng Đường Lâm trước khi bị tô vẽ (Ảnh Tuổi Trẻ)

Đến chiều ngày 8/11, đoàn làm phim đã dùng nước để vệ sinh và rửa đi lớp vôi vẽ trên thành giếng, tuy nhiên cũng đã vô tình làm "phủi bay" lớp rêu phong cổ kính lâu năm của di tích. Ngoài ra, bề mặt giếng còn xuất hiện nhiều vết cọ rửa lem nhem, nguệch ngoạc không còn như ban đầu.

Được biết, giếng cổ làng Mông Phụ vốn là giếng gạch có trát vữa, lớp vữa theo năm tháng đã bong tróc làm loang những màu gạch đỏ lấp ló giữa những mảng xanh của rêu, thành giếng dương xỉ bám kín bờ, nhìn rất hữu tình.

Giếng cổ làng Đường Lâm sau khi được khắc phục (Ảnh Facebook)
Giếng cổ làng Đường Lâm sau khi được khắc phục (Ảnh Facebook)

Đình Mông Phụ được xây dựng từ năm 1533 trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800m2. Về sau, đình được tôn tạo và tu sửa vài lần nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Đình Mông Phụ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1984.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news