Trong ngày 2/6, có đến hàng trăm người dân tới nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (75 tuổi, ngụ tổ 5, thôn 1, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) lấy nước giếng khoan về chữa bệnh.[mecloud]n30D7TLGgG[/mecloud]
Như tin tức đã đưa, ngày 1/6, ông Nguyễn Văn Bảnh thuê thợ đến khoan giếng với độ sâu 80 m để lấy nước tưới cây nông nghiệp. Đến khoảng 13h, khi thợ khoan rút ống thì nước phun lên. Lúc đầu cột nước chỉ khoảng 60 cm nhưng thợ càng rút ống nước càng phun cao khiến nhiều người kinh ngạc.
Ông Bảnh cho hay:" nước bắn lên như vòi rồng, rồi cứ như thế phun mãi không ngừng, cao đến 20 mét".
Giếng phun nước cao 20m: Hàng trăm người dân lấy nước về chữa bệnh |
Thấy sự việc bất thường, ông Bảnh đã báo cáo chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn cản dòng nước kỳ lạ này. Đến tối ngày 1/6, dòng nước chỉ còn khoảng 15 m và phát ra tiếng ào ào như thác khiến chủ nhà lo ngại nếu kéo dài sẽ gây ra ngập úng.
Liên quan đến vụ việc báo Thanh Niên đưa tin, ngay sau khi biết thông tin giếng khoan nhà ông Bảnh bất ngờ phun trào nước, hàng trăm người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận đã kéo đến để chứng kiến hiện tượng đặc biệt.
Thậm chí, rất nhiều người tới giếng nước tắm, uống nước và lấy nước mang về. Chị Trình Hoài Thanh (47 tuổi, ngụ huyện Trảng Bom, Đồng Nai) hay tin có giếng nước “thần” đã cùng gia đình đi xe xuống tắm và uống. Còn anh Nguyễn Trọng Tín (22 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu) nghe tin có giếng nước ở Đá Bạc nên rủ cả nhà cùng đi.“Tôi bị bệnh đau đầu, sổ mũi, đau bao tử. Tôi xuống đây lấy nước uống mong sẽ trị hết các bệnh này”, anh Tín cho hay.
Nghe tin giếng nước này có thể chữa bệnh, gia đình bà Nguyễn Thị Chín (80 tuổi, quận 7, TP.HCM), cùng con cháu đã thuê cả xe taxi xuống lấy nước về uống.
Báo Người Lao Động đưa tin, đến chiều ngày 2/6, giếng nước vẫn tiếp tục phun cao, để chống ngập úng, gia đình ông Bảnh đã phải mở một con mương để nước chảy.Cũng trong ngày, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Châu Đức đã đến hiện trường khảo sát, lấy mẫu nước để phân tích và tìm cách khống chế nguồn nước phun lên.
Về hiện tượng là này, chuyên viên phòng Tài nguyên Môi trường huyện Châu Đức cho rằng, có thể mũi khoan đã khoan trúng dòng sông ngầm tạo ra áp lực gây phun nước. Hướng xử lý là sẽ bịt miệng giếng khoan để giữ nguồn nước ngầm không bị lãng phí.
H.Nguyen (Tổng hợp)