Nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh tại Hà Nội rất lớn
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 15h00 ngày 6/3, thế giới đã ghi nhận 98.373 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 3.386 trường hợp tử vong. Bệnh đã xâm nhập sang 86 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó tại Hàn Quốc số mắc có xu hướng gia tăng nhanh khi đã ghi nhận 6.284 trường hợp mắc, 42 tử vong vào ngày 6/3.
Tại Việt Nam, đã 23 ngày liền chưa ghi nhận ca bệnh. Tại Hà Nội, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19.
99 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Covid-19 đề đã có xét nghiệm âm tính. 587 người tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều có sức khoẻ bình thường và đã kết thúc giám sát y tế.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung – Trưởng ban chỉ đạo.
Sở Y tế phối hợp với Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix họp bàn phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho sự kiện đua xe F1 Việt Nam 2020.Ngày 6/3, lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra công tác đảm bảo cách ly cho phái đoàn của Trung Quốc sang làm việc về dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Sở Y tế nhận định, trong những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên dịch bệnh lại lây lan nhanh và rộng ra các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Italia, Iran, Nhật Bản, Tây Ban Nha…
Nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh tại Hà Nội là rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi TP không được lơ là, chủ quan và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, đồng bộ hơn.
Trong thời gian tới toàn bộ các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể cần tiếp tục thực hiện triển khai quyết liệt đồng bộ các nhóm giải pháp:
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, nhận thức, phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác phòng chống dịch và cũng không quá hoang mang lo lắng về dịch bệnh. Đồng thời tuyên truyền để người dân không kỳ thị đối với những người đi đến từ các quốc gia có dịch bệnh.
Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, cách ly, điều tra khoanh vùng xử lý khi phát hiện các ca nghi ngờ và ca bệnh. Lưu ý đối với những người đến và đi về từ vùng có dịch cần thực hiện nghiêm công tác cách ly theo đúng quy định.
Sở Y tế cần tiếp tục đẩy nhanh công tác xét nghiệm cho tất cả các đối tượng thuộc diện phải cách ly trên địa bàn Thành phố; Các đơn vị cần tiếp tục tổ chức tốt việc bàn giao và đón những người đã sàng lọc xét nghiệm được đưa về cách ly tại nơi ờ, nơi lưu trú theo đúng quy định.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục để chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường khi đủ điều kiện. Đối với các trường đã cho học sinh đi học trở lại cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ nhà trường.
Đảm bảo và duy trì đầy đủ nhân lực, trang thiết bị sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch. Tổ chức diễn tập để chủ động sẵn sàng ứng phó khi xuât hiện ca bệnh.
Tiếp tục kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó, chủ động phòng chống dịch của các đơn vị. Đặc biệt là kiểm tra việc tổ chức cách ly người đi về từ vùng dịch của các đơn vị, kiểm tra tính sẵn sàng thu dung của các cơ sở điều trị và kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, công tác chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại của các cơ sở giáo dục.
Học sinh cấp 3 đi học từ ngày 9/3, bậc học từ mầm non đến THCS nghỉ thêm 1 tuần
Về tình hình 1 tuần qua học sinh tại các trường dạy nghề quay trở lại trường học, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Hồng Dân cho biết, hầu hết các trường đã trang bị máy đo thân nhiệt, nhưng chưa trang bị đầy đủ hết mỗi lớp một máy đo; với các trường công lập, chỉ 50% bố trí mỗi lớp một máy đo thân nhiệt.
Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng cho biết, trong tuần qua, theo chỉ đạo của UBND TP, học sinh từ mầm non đến THPT công lập tiếp tục nghỉ học.
Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện cho học sinh quay trở lại trường: Ra bản hướng dẫn “cầm tay chỉ việc”, cụ thể cho từng cơ sở giáo dục, từng đối tượng trong trường, tránh nhầm lẫn, hoặc không đầy đủ công tác bảo vệ an toàn khi học sinh trở lại. Tiếp tục yêu cầu các nhà trường tập huấn, xây dựng các kịch bản, phân vai cụ thể đến từng thành viên, xây dựng cách ứng phó với từng tình huống xảy ra, đặc biệt chú trọng phối hợp cha mẹ học sinh quản lý sức khỏe học sinh, nắm thông tin sức khỏe hàng ngày trước khi các em đến trường...
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, máy đo, nước rửa tay khô... cuối tuần này, các cơ sở giáo dục sẽ tiếp tục làm công tác vệ sinh khử khuẩn.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chủ trì phiên họp
Với tình hình dịch bệnh hiện nay của TP chưa có người nhiễm, việc phòng chống đang có kết quả tích cực, cũng như sự chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, liên Sở GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Y tế đề xuất TP cho học sinh các trường phổ thông quay trở lại trường học vào ngày 9/3; các cấp học mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ thêm 1 tuần nữa, hết ngày 15/3. Trong tuần tới khi các trường phố thông đi học, các nhà trường cho học sinh học 1 buổi, không tổ chức dạy thêm, ngoại khoá, các phụ huynh chủ động cho con em ăn tại nhà, giảm tối đa các hoạt động ăn uống tại trường, căng tin...
Cần có giấy chứng nhận đã hoàn thành thời gian cách ly
Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Đỗ Thái Sơn cho biết, đến chiều nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 3.000 người trong diện phải cách ly. Đến nay, điều kiện tại các khu vực cách ly tập trung đều đang đảm bảo tốt, an toàn. Nhìn chung, các công dân đều hài lòng.
Ông Sơn đề nghị TP sàng lọc y tế, phân loại và trả về địa phương số người đã hoàn thành cách ly. Ông cho hay vẫn chưa có địa phương nào đến tiếp nhận và đưa công dân của mình về để tổ chức cách ly tại địa phương và gia đình.
Trong số, người được tiếp nhận có 45 người Hàn Quốc, ông đề nghị Sở Y tế, Sở Ngoại vụ cho ý kiến khi cách ly xong thì trả về thì thực hiện thế nào. Ông cho biết rào cản về ngôn ngữ cũng rất khó khăn cho đơn vị quân đội để tổ chức cách ly và trả các trường hợp này.
Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đề nghị Sở Y tế chuẩn bị các điều kiện để các công dân sau khi hoàn thành cách ly, nếu được về thì phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành thời gian cách ly để cấp cho các công dân này.
Không kỳ thị đối với những người đi đến từ các quốc gia có dịch bệnh
Phát biểu kết luận phiên họp, thay mặt Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu đối với việc vận chuyển người cách ly, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Sở Y tế nghiên cứu lại các cách thức, trong đó thông báo cho hàng xóm, trạm y tế, chính quyền xã phường để giám sát y tế, cố gắng đơn giản hoá các bước.
Để đảm bảo tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Chủ tịch UBND TP cho biết: Các chuyên gia của dự án đã thuê khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông) để cách ly, với tinh thần cam kết, chấp hành mọi quy định cách ly của chính quyền TP.
Đối với những trường hợp người cách ly về nhà nhưng không đảm bảo được điều kiện cách ly do nhà ở chật hẹp, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các quận, huyện bố trí cho những gia đình khó khăn ở các trạm y tế, phòng y tế quận chịu trách nhiệm về kinh phí.
Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở GTVT tất cả các xe buýt phải có dung dịch sát khuẩn, hành khách phải rửa tay khi lên xuống xe buýt; hàng ngày phun tẩy rửa xe.
Nêu tình hình dịch trên thế giới còn rất phức tạp, Chủ tịch UBND TP cho rằng nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh lây lan tại Hà Nội lớn hơn so với giai đoạn trước, bởi Hà Nội đều có công dân thuộc những quốc gia có dịch tới sinh sống, học tập, làm việc và du lịch. Thậm chí, chỉ cần một người dương tính là nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. “Cần nâng cao trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa, không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh” – Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, Chủ tịch UBND TP rút kinh nghiệm trong việc tránh kỳ thị với người Trung Quốc, chấn chỉnh những cơ sở kinh doanh có thái độ kỳ thị. “Không được kỳ thị bất cứ công dân của tất cả những nước đang có dịch bệnh” – Chủ tịch UBND TP nói. Đồng thời yêu cầu xử phạt nghiêm khắc, thậm chí thu giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh có thái độ kỳ thị đối với những công dân thuộc các nước đang có dịch.
Chủ tịch UBND TP kết luận phiên họp
Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch toàn bộ thông tin những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 để giúp những người tiếp xúc với những người nghi nhiễm có ý thức tự giác cách ly, có biện pháp phòng ngừa.
Người dân cũng cần phải được tuyên truyền để nắm rõ các biện pháp phòng chống dịch, bởi nếu vào trường hợp có dịch, yếu tố quan trọng nhất là ý thức tự giác của người dân.
“TP quyết định học sinh các trường phổ thông trung học đi học vào ngày 9/3. Học sinh các trường mầm non đến trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3” – Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói.
Giải thích thêm lý do cho học sinh cấp 3 đi học, Chủ tịch UBND TP cho rằng, trên cơ sở khung học của cơ sở giáo dục, thì học sinh cấp 3 phải đi học tuần tới thì mới đảm bảo chương trình học. Ngoài ra, cho đến giờ phút này trên địa bàn TP chưa có ca lây nhiễm, cho nên khả năng phát sinh lây nhiễm từ nguồn tại chỗ (người Việt Nam) là rất thấp.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đã thực hiện 6 lần khử khuẩn, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật tư y tế như xà phòng, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt, tập huấn cho các giáo viên và cán bộ nhà trường về cách xử lý khi có tình huống.
Trên cơ sở diễn biến dịch bệnh, TP sẽ tiếp tục quyết định nhóm học sinh từ mầm non đến cấp 2 có đi học vào ngày 16/3 hay không.
Trước băn khoăn của người dân còn băn khoăn khi sử dụng xe bus, Phó Giám đốc Sở GTVT Vũ Hà cho biết: một số xe buýt không dám từ chối vận chuyển những người không đeo khẩu trang vì việc đeo khẩu trang chỉ là khuyến cáo. Với hơn 2000 đầu xe bus, tăng cường lau rửa xe bằng xà phòng hàng ngày, đặc biệt là những vị trí hành khách chạm tay vào.
100% lái xe và phụ xe đeo khẩu trang khi làm việc và có nước rửa tay khô cá nhân. Trên xe có loa tuyên truyền và dán tờ rơi; mở điều hoà 26 độ trở lên, và mở cửa thông thoáng khi không có khách. Tiếp tục tuyên truyền để người dân quay lại sử dụng xe buýt.
Thay mặt Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung. Đối với việc vận chuyển người cách ly, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Sở Y tế nghiên cứu lại các cách thức, trong đó thông báo cho hàng xóm, trạm y tế, chính quyền xã phường để giám sát y tế, cố gắng đơn giản hoá các bước.
Để đảm bảo tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Chủ tịch UBND TP cho biết: Các chuyên gia của dự án đã thuê khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông) để cách ly, với tinh thần cam kết, chấp hành mọi quy định cách ly của chính quyền TP.
Đối với những đối với những trường hợp người cách ly về nhà nhưng không đảm bảo được điều kiện cách ly do nhà ở chật hẹp, Chủ tịch UBND yêu cầu các quận, huyện bố trí cho những gia đình khó khăn này ở các trạm y tế, phòng y tế quận chịu trách nhiệm về kinh phí.
Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở GTVT tất cả các xe buýt phải có chai sát khuẩn, trước khi lên hành khách phải rửa tay khi lên xuống xe buýt; hàng ngày tiến hành phun tẩy rửa xe.
Nêu tình hình dịch trên thế giới còn rất phức tạp, Chủ tịch UBND TP cho rằng nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh lây lan tại Hà Nội lớn hơn so với giai đoạn trước, bởi Hà Nội đều có công dân thuộc những quốc gia có dịch tới sinh sống, học tập, làm việc và du lịch. Thậm chí, chỉ cần lọt một người dương tính là nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. “Cần nâng cao trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa, không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh” – Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, Chủ tịch UBND TP rút kinh nghiệm trong việc tránh kỳ thị với người Trung Quốc, chấn chỉnh những cơ sở kinh doanh có thái độ kỳ thị. “Không được kỳ thị bất cứ công dân của tất cả những nước đang có dịch bệnh” – Chủ tịch UBND TP nói. Đồng thời yêu cầu xử phạt nghiêm khắc, thậm chí thu giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh có thái độ kỳ thị đối với những công dân thuộc các nước đang có dịch.
Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch toàn bộ thông tin những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 để giúp những người tiếp xúc với những người nghi nhiễm có ý thức tự giác cách ly, có biện pháp phòng ngừa.
Người dân cũng cần phải được tuyên truyền để nắm rõ các biện pháp phòng chống dịch, bởi nếu vào trường hợp có dịch, yếu tố quan trọng nhất là ý thức tự giác của người dân.
“TP quyết định học sinh các trường phổ thông trung học đi học vào ngày 9/3. Học sinh các trường mầm non đến trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3” – Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói.
Chủ tịch UBND TP giải thích thêm lý do cho học sinh cấp 3 đi học. Theo đó, trên cơ sở khung học của cơ sở giáo dục, thì học sinh cấp 3 phải đi học tuần tới thì mới đảm bảo chương trình học. Ngoài ra, cho đến giờ phút này trên địa bàn TP chưa có ca lây nhiễm, cho nên khả năng phát sinh lây nhiễm từ nguồn tại chỗ (người Việt Nam) là rất thấp.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đã thực hiện 6 lần khử khuẩn, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật tư y tế như xà phòng, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt, tập huấn cho các giáo viên và cán bộ nhà trường về cách xử lý khi có tình huống.
Trên cơ sở diễn biến dịch bệnh, TP sẽ tiếp tục quyết định nhóm học sinh từ mầm non đến cấp 2 có đi học vào ngày 16/3 hay không.