Đã có khá nhiều cảnh báo của các chuyên gia về việc ăn tiết canh sống có nguy cơ nhiễm sán cao. Tuy nhiên, bỏ qua những lời cảnh báo, nhiều người vẫn có thói quen ăn tiết canh và đã có trường hợp nang sán di chuyển khắp cơ thể.
Pháp luật Việt Nam đưa tin cho biết, mới đây bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Th. (69 tuổi) trú tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên nhiễm sán dây. Bệnh nhân nhiễm sán dây do ăn tiết canh và nhập viện vào ngày 26/9/2016.
Những hình ảnh được chụp từ X-quang cho thấy ấu trùng sán dây đã chạy khắp cơ thể bệnh nhân với mức độ dày đặc.
Cơ thể bệnh nhân bị nhiễm sán dày đặc. Ảnh: VTC New |
Ngoài ra, bệnh viện cũng cho biết thêm những ca bệnh tương tự cũng thỉnh thoảng xuất hiện mà nguyên nhân chủ yếu do người bệnh ăn những món tái, sống và tiết canh.
Thống kê năm 2015, tại Việt Nam đã ghi nhận 96 ca mắc liên cầu khuẩn, trong đó có 13 người tử vong; tăng 51 ca và 5 người tử vong so với năm 2014.
Báo Gia đình và Xã hội cũng dẫn lại chia sẻ của GS Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng Bộ Môn ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội về tình trạng này.
Theo đó, BS. Đề cho biết sán dây lợn là loại sán nguy hiểm , gây tác hại đặt biệt là ở não đối với những người nhiễm sán.
Khi sán kí sinh tại não sẽ gây nên tình trạng động kinh, co giật, liệt, nói ngọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Gây nên tình trạng mất trí nhớ, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, liệt tứ chi, viêm màng não mãn tính.
Bác sĩ cũng cảnh báo bệnh sán dây lợn dễ lây qua đường ăn uống khi người ta ăn phải trứng sán.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên người dân khôn nên ăn đồ ăn sống như rau, thịt tái, tiết canh.
Minh Di (tổng hợp)