Tin mới

Clip hổ mang chúa bị cầy hương xơi tái

Thứ bảy, 28/03/2015, 10:17 (GMT+7)

Rắn hổ mang chúa có nọc độc vào hàng "khủng" trong số các loại rắn độc nhất thế giới nhưng đối với con cầy hương, hổ chúa cũng chỉ giống những con mồi khác mà nó dễ chinh phục.

Rắn hổ mang chúa có nọc độc vào hàng "khủng" trong số các loại rắn độc nhất thế giới nhưng đối với con cầy hương, hổ chúa cũng chỉ giống những con mồi khác mà nó dễ chinh phục.


 

Hơn nữa, nọc độc của rắn không có ảnh hưởng gì đến chúng, vì vậy chúng là kẻ thù đáng sợ của các loài rắn.

Xem video cầy hương săn hổ mang chúa

 

 

Khi đến du lịch ở các khu vực rừng nhiệt đới, các khu sinh thái tự nhiên ở nhiều nước Đông Nam Á, bạn không khó để "gặp gỡ" loài động vật này.

Cầy hương là động vật ăn đêm và thông thường sống đơn độc. Chúng ăn thịt (mặc dù có ăn các loại hoa quả hay rễ cây non) nên thức ăn chủ yếu của chúng là các loại có nguồn gốc động vật như chuột, sóc, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng.

Cầy hương được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á (bao gồm cả quần đảo Indonesia), Ấn Độ, miền nam Trung Quốc. Chúng là các sinh vật sống trên mặt đất và chủ yếu sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối.

Cầy hương miến dịch với nọc độc của rắn hổ mang

Cầy hương trưởng thành có thân dài khoảng 55–75 cm (21-29 inch), cân nặng khoảng 2–4 kg.

Nó có bộ lông với màu hung hung nâu vàng tới xám bẩn là chủ đạo. Hai tai và mõm hơi đen. Dọc sống lưng có các vệt màu đen, phần hông có các vệt (hay đốm) đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài khoảng 35–50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng xen kẽ nhau (7-10 vòng mỗi loại). Bốn chân ngắn, màu đen. Cọn đực có tuyến xạ nằm giữa kế hai tình hoàn.

Một loài động vật "khắc tinh" khác đối với hổ mang chúa đó là chồn mật.

Chồn mật rất thích ăn mật, vì thế chúng thường tấn công các tổ ong mật để cướp mật và nhộng. Ngoài ra, chúng cũng ăn bất cứ thứ gì, từ những con linh dương con cho đến báo cheetah con, và các loài rắn độc cũng là một món ăn dễ xơi đối với chúng.

 

Đối thủ khác của hổ chúa là loài chồn mật

Các nhà động vật học chưa biết rõ chuyện gì xảy ra đối với hệ miễn dịch cũng như thần kinh của chồn mật (vì chúng quá gan dạ), nhưng thực tế là chúng thường đi săn các loài rắn hổ mang cho bữa ăn tối. Có một trường hợp được ghi chép lại: một con chồn mật tấn công và giết được một con hổ mang, nhưng trước đó hổ mang đã cắn vào mặt nó. Con chồn này sau đó nằm yên bất động như đã chết, nhưng một lúc sau nó tỉnh dậy và ăn chiến lợi phẩm của mình như chưa có chuyện gì xảy ra.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news