Tin mới

Học sinh lớp 1 đã phải "đọc trơn viết thạo"?

Thứ tư, 21/10/2015, 14:51 (GMT+7)

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, giáo viên bắt học sinh lớp 1 "đọc trơn viết thạo" là việc làm không đúng và Bộ không có quy định như vậy.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, giáo viên bắt học sinh lớp 1 "đọc trơn viết thạo" là việc làm không đúng và Bộ không có quy định như vậy. 

Theo VOV đưa tin, tại buổi họp báo do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều tối 20/10, phóng viên một tờ báo cung cấp thông tin, tại một trường tiểu học ở Gia Lâm – Hà Nội, khi dạy học sinh lớp 1, cô giáo đã bắt các cháu “đọc trơn” mà không phải học ghép vần như quy định. 

Trả lời phóng viên, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD-ĐT) khẳng định đây là việc làm không đúng và Bộ không có quy định như vậy. 

Học sinh lớp 1 đã phải

Học sinh lớp 1 đã phải "đọc trơn viết thạo"?. Ảnh minh họa: Người lao động

"Để các cháu biết đọc, biết viết phải có từng bước và theo tiến độ của chương trình. Đây chỉ là hiện tượng cá biệt và có liên quan đến tình trạng dạy thêm, học thêm. Phía Bộ sẽ kiểm tra và yêu cầu xử lý việc này", VOV dẫn lời ông Định. 

Cũng theo báo chí đưa tin, tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm là hai chủ đề được hỏi - đáp nhiều nhất trong buổi họp báo này. Bởi đây là hai vấn đề được nhắc đến nhiều lần, khiến dư luận bức xúc nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa xử lý dứt điểm. 

Cụ thể, về tình trạng lạm thu đầu năm, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục có văn bản chỉ đạo và văn bản quy phạm pháp luật chấn chỉnh tình trạng trên. Tuy nhiên,  việc thực hiện chỉ đạo ở một số địa phương chưa nghiêm túc. 

Ông Định khẳng định, thời gian tới Bộ Giáo dục sẽ sắp xếp, xem xét lại điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm hạn chế thấp nhất hiện tượng lạm thu tại các nhà trường. 

Về "vấn nạn" dạy thêm học thêm, ông Định cũng thừa nhận là rất khó giải quyết bởi bởi bản thân tâm lý của phụ huynh học sinh cũng muốn con em mình phát triển nhanh hơn chúng bạn cùng trang lứa. 

Ông Định cho biết, một trong những giải pháp “chữa bệnh dạy thêm, học thêm” được triển khai trong năm học vừa qua chính là thực hiện thông tư 30 của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, để dẹp bỏ tình trạng này, ngoài sự quyết liệt của ngành giáo dục cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news