Tin mới

Kết cục cho con rắn biển nuốt chửng lươn điện

Thứ năm, 25/12/2014, 16:32 (GMT+7)

Con rắn biển tưởng rằng có thể nuốt chửng con lươn điện. Thế nhưng thật không may cho nó, con lươn điện đã chống cự quyết liệt và cuối cùng con rắn biển phải bỏ cuộc.

Con rắn biển tưởng rằng có thể nuốt chửng con lươn điện. Thế nhưng thật không may cho nó, con lươn điện đã chống cự quyết liệt và cuối cùng con rắn biển phải bỏ cuộc.

 

Lươn điện, danh pháp khoa học Electrophorus electricus, thực chất là một loài cá có khả năng phát ra điện để giật kẻ thù và săn mồi. Chúng còn được biết đến với tên gọi cá chình điện.

Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, lươn điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 xung điện giật, với điện thế lên tới 500 - 1.000V để quật ngã và làm tê liệt đối tượng. Một nhà nghiên cứu đến từ Đại học Vanderbilt (Mỹ) phát hiện thêm rằng, loài sinh vật này còn sử dụng khả năng phát điện đặc biệt của mình để "điều khiển" con mồi từ xa.

Nhà nghiên cứu Kenneth Catania cùng các cộng sự đã thiết lập các đấu trường nhỏ dưới nước để kiểm tra những kỹ năng săn mồi của lươn điện. Họ đặt một con lươn điện và một con cá vào cùng bể nuôi nhốt.

                                                            

Kết quả là, khi phát hiện con mồi, lươn bắt đầu phóng ra các xung điện dường như làm bất động con cá. Nghiên cứu kỹ lưỡng hơn hé lộ, các xung điện phát ra từ lươn đã trực tiếp kích hoạt các dây thần kinh kiểm soát các cơ của con mồi.

"Khi các xung điện của lươn chậm dần (lúc chúng bắt đầu thấm mệt vào cuối cuộc tấn công), bạn sẽ nhìn thấy con cá co giật, với một lần co giật sau mỗi xung điện. Điều đó ám chỉ, lươn điện đã tiếp cận vào bên trong hệ thống thần kinh của con mồi, điều khiển các cơ của nó", tiến sĩ Catania giải thích.

Nhóm nghiên cứu cũng quan sát được rằng, loài sinh vật này sẽ phát ra các cặp xung điện cùng lúc nếu không nhìn thấy bóng dáng con mồi trong tầm mắt. Theo ông Catania, kể từ những năm 70, giới khoa học đã biết lươn điện sẽ phát đi các cặp xung điện trong lúc tìm kiếm thức ăn, thường khi chúng phấn khích và biết miếng mồi ở xung quanh nhưng chưa tìm ra.

Các xung điện phóng ra theo từng cặp này, nếu bắn trúng cá sẽ gây co cơ rất nhanh và mạnh, khiến còn mồi tiềm năng của lươn "nhảy" tung và làm lộ nơi ẩn náu của chúng. Điều này khiến lươn phát hiện và vô hiệu hóa con mồi dễ dàng hơn.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news