Mìn chống trực thăng PVM được Cục nghiên cứu và chế tạo vũ khí hàng không quốc gia Nga - GkNIPAS nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 1990.
Mìn chống trực thăng PVM được Cục nghiên cứu và chế tạo vũ khí hàng không quốc gia Nga - GkNIPAS nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 1990. Việc thử nghiệm cấp quốc gia đã hoàn tất vào mùa hè năm 2012.
[mecloud] jgVHEUsD7k[/mecloud]
PVM có thể điều khiển bằng tay hoặc gài. Mìn được cố định trên mặt đất nhờ đế kim loại 6 chân. Để phát hiện mục tiêu, PVM được trang bị cảm biến âm thanh và ảnh nhiệt cho phép phát hiệu và theo dõi trực thăng bay thấp ở khoảng cách 3,2km và 1km tương ứng. Tổng trọng lượng của PVM là 12kg.
Cấu tạo của mìn chống trực thăng |
PVM được trang bị thiết bị nổ TG-50 nặng 6,4kg và có thể tấn công mục tiêu bay với tốc độ 100m/giây ở độ cao 180m, tầm bắn có thể đạt 400m. Khả năng xuyên phá được lớp thép dày 12mm ở cự ly 100m.
Quy trình hoạt động của mìn trực thăng |
Khi phát hiện ra mục tiêu trên không, bộ phận chiến đấu của mìn sẽ được chĩa về phía mục tiêu. Mìn có thể hoạt động trong chế độ tự động, có thể kích nổ từ xa, thực chất là ngắm bắn vào trực thăng bay qua chỗ đặt mìn. Khi được kích hoạt, thiết bị nổ của PVM có thể đạt tốc độ bay tới 2.500m/giây và phát nổ theo thông số cảm biến cập nhập về vị trí mục tiêu.
Một chiếc trực thăng Mi-28 bị tiêu diệt trong cuộc thử nghiệm |
Ở chế độ gài, PVM có tính năng chống tháo gỡ và tự hủy sau một thời gian nhất định. Thông thường, PVM sẽ tự hủy sau khoảng 3 tháng căn cứ vào thời gian cài đặt từ trước và khi pin điện của tổ hợp cạn.
Quá trình thử nghiệm của loại mìn này đã hoàn tất, tuy nhiên vẫn chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi. Dự kiến Bộ Quốc phòng Nga sẽ trang bị 200 quả mìn loại này trong năm 2014.
T.V (tổng hợp)