Theo quy định về đóng BHXH, điều 89 Luật BHXH 2014 quy định về tiền lương đóng BHXH bắt buộc: Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHX là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Trong trường hợp người lao động hoạt động chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
Còn với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương co người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương phụ cấp và lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Để có thể biết được mức lương đóng bảo hiểm xã hội, giúp nhận lương hưu mức cao nhất cần chú ý công thức về cách tính lương BHXH. Theo quy định hiện hành thực hiện từ ngày 1/1/2022, cách tính lương cơ sở được tính theo công thức như sau
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó, tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH để sau này nhận lương hưu được giới hạn cao nhất là bằng 20 lần mức lương cơ sở và tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng không quá 75%.