Mới đây, Thủy Tiên vừa trở về từ sau đợt cứu trợ đồng bào miền Trung vừa qua. Cô chỉ trở về Sài Gòn một thời gian ngắn rồi sẽ quay trở lại miền Trung để tiếp tục công tác thiện nguyện của mình. Thủy Tiên trở về với tâm trạng có phần mệt mỏi, fan của Thủy Tiên cũngvô cùng xót xa khi phát hiện cô bị nước ăn chân.
Nước ăn chân hay còn gọi là nấm da tay. Đây là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, nguyên nhân chính của bệnh này là do tiếp xúc lâu ngày với nước, môi trường ẩm ướt hoặc mang tất bịt kín,…
Thủy Tiên bị nước ăn chân do ngâm nước lũ lâu ngày. Ảnh: internet
Nước ăn chân sẽ khiến người mắc phải thường xuyên thấy ngứa rát, thậm chí lở loét, gây tổn thương đến da. Điều trị căn bệnh này vô cùng dễ dàng, nhưng người mắc phải bệnh này cần lưu ý, bởi chính từ vết thương khi bị nước ăn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng và lây sang một số bệnh khác.
Triệu chứng của bệnh nước ăn chân:
Tại vùng bị nước ăn chân có thể xuất hiện lớp nấm màu trắng đục, sờ hơi ẩm hoặc xuất hiện các mụn nước dây ngứa ngáy. Nấm cũng có thể lan sang các vùng khác tùy thuộc vào tình trạng của người mắc phải.
Khi thấy có biểu hiển vệt đỏ, người bệnh không được gãi nhiều. Điều này giúp tránh việc lở loét và tổn thương vùng da trở nên trầm trọng hơn.
Nước ăn chân là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: internet
Cách điều trị:
Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người mắc phải cần rửa sạch nước muối tại vùng bị nấm, bôi thuốc chữa nấm chuyện dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhẹ thì trong vòng 4 ngày, triệu chứng sẽ giảm dần. Song người bị nước ăn chân phải luôn để chân khô ráo, tránh tiếp túc với nước, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Trong tình huống bắt buộc thì sau đó phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn (nếu có), hong khô chân.
Khi có các triệu chứng bất thường cần tới gặp bác sỹ kịp thời để có phương pháp điều trị. Ảnh: internet
Để điều trị bệnh này khá đơn giản, người bệnh cần mua thuốc kem trị nấm da lên vùng da bị tổn thương trong vòng 4 ngày thì bệnh sẽ đỡ. Song để điều trị dứt điểm buộc người bệnh phải luôn để chân khô ráo, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước. Sauk hi tiếp xúc với nước thì cần hong khô chân.
Dân gian cũng có nhiều bài thuốc để chữa bệnh nước ăn chân. Ví dụ như dùng lá trầu không, đường phen đun sôi lấy nước để rửa vết thương, dùng lá kim ngân sắc đặc để ngâm chân; dùng lá chè xanh và lá phèn đen nấu nước đặc để ngâm vết thương. … Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo kĩ các bài thuốc trước khi thực hiện.