Tin mới

Lưu tiếng xấu muôn đời, tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học lấy lòng cấp trên đáng ngẫm!

Thứ tư, 11/07/2018, 18:12 (GMT+7)

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.

Nghệ thuật lấy lòng cấp trên của Hòa Thân

Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát Kỳ khác.

Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Thầy dạy của ông là Ngô Tỉnh Lan biết được chuyện này lại càng thêm cảm mến học trò của mình, từ đó dốc lòng truyền dạy cho Hòa Thân.

Lưu tiếng xấu muôn đời, tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học lấy lòng cấp trên đáng ngẫm! - Ảnh 1.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hòa Thân đã không ngừng học tập, rèn luyện nhiều thói quen giống với Càn Long để sau này có thể làm vừa lòng Hoàng đế. (Ảnh minh học).

Nhờ học thuộc Luận Ngữ, Hòa Thân đã trở thành thị vệ duy nhất có thể đàm đạo cùng Càn Long.

Có lần, nhà vua thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Từ đó về sau, Càn Long đã bắt đầu để mắt và thích đàm đạo cùng người thị vệ họ Hòa này.

Có lần, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về "Mạnh Tử". Nhưng vì chữ quả nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn.

Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước. Kể từ đó, Hòa Thân chính thức bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an

Lưu tiếng xấu muôn đời, tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học lấy lòng cấp trên đáng ngẫm! - Ảnh 2.

Chỉ bằng lời nói và lý lẽ, Hòa Thân từng không ít lần tự giải nguy cho bản thân cũng như giúp đỡ các nhân vật "tai to mặt lớn" thời bấy giờ. (Ảnh minh họa).

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu.

Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng.

Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân. Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận.

Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi gả Thập công chúa cho con trai Hòa Thân để báo ân.

Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Cách đối nhân xử thế với người thân của vị quan họ Hòa

Sinh thời, Hòa Thân từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có giai thoại còn truyền lại rằng, ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống với người tình cũ của Càn Long nên mới được Hoàng đế sủng ái.

Năm xưa, Hòa Thân phất lên phần nào cũng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, con gái tổng đốc Phùng Anh Liêm.

Vị quan này nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Cái khôn khéo của ông không chỉ có đất dụng võ trên chốn quan trường mà cũng được bộc lộ trong cách đối xử với gia đình.

Cũng bởi vậy mà sau khi tham quan họ Hòa ngã ngựa và qua đời, những mỹ nhân theo ông đã nhiều năm như danh kỹ Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu cùng ái thiếp Trường Nhị Cô đều tự tử.

Tình yêu nghệ thuật và cách "lách luật" khôn khéo

Lưu tiếng xấu muôn đời, tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học lấy lòng cấp trên đáng ngẫm! - Ảnh 3.

Ít ai biết rằng, Hòa Thân cũng là một người có lòng say mê đối với nghệ thuật, đặc biệt là văn chương và kinh kịch. (Ảnh minh họa),

Năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết "Thạch đầu ký". Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi thứ 40, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạch và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, "Thạch đầu ký" nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạch chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này.

Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành "Hồng Lâu Mộng", lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng Lâu Mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của vị quan họ Hòa.

Câu chuyện "có ân tất báo" của đại tham quan họ Hòa

Sau này, Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang bất ngờ đến thăm và bái Hòa Thân làm thầy.

Bởi hai người nhiều lần thi trượt, nên lần này muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa đại nhân cũng không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám bên người Hoàng đế.

Từ đó, ông biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của "Tứ thư", lại nắm rõ Hoàng đế đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán chính xác phạm vi ra đề.

Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng nhanh chóng rớt đài. Sau khi đại tham quan này ngã ngựa, Túc Thân vương Vĩnh Tích phụ trách kiểm kê tài sản của nhà họ Hòa.

Phải tới 2 tháng sau, kết quả kiểm kê mới được công bố với những con số khổng lồ tới mức khó tin. Dân gian còn truyền rằng, tài sản nhà Hòa Thân thậm chí bằng 15 năm quốc khố thu vào của Đại Thanh.

3 ngày trước khi Hòa Thân qua đời vừa đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu, khi ấy, ông đã biết thời gian của mình không còn nhiều. Ngồi trong ngục giam nhìn ra cảnh tượng vui vẻ bên ngoài, Hòa Thân không khỏi cảm khái, liền viết lên tường hai bài "Hối thi" (thơ hối hận).

Dù được miễn án lăng trì, nhưng đại tham quan khét tiếng này vẫn không tránh khỏi tội chết. Tháng 2 năm 1799, Hòa Thân tự sát ở tuổi 49.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news