Tin mới

Máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận: Đã vớt được một số mảnh vỡ (cập nhật)

Thứ bảy, 18/04/2015, 10:27 (GMT+7)

Liên quan đến vụ máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận, hiện lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm, cũng như trục vớt xác máy bay Su-22 trên vùng biển Bình Thuận. Theo dự kiến, các mảnh của máy bay Su-22 nếu được trục vớt sẽ đưa vào bờ của đảo Phú Quý rồi tiếp tục chuyển về đất liền để phục vụ công tác khám nghiệm.>>Video: Hai máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận, phi công nhảy dù xuống biển

Liên quan đến vụ máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận, hiện lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm, cũng như trục vớt xác máy bay Su-22 trên vùng biển Bình Thuận. Theo dự kiến, các mảnh của máy bay Su-22 nếu được trục vớt sẽ đưa vào bờ của đảo Phú Quý rồi tiếp tục chuyển về đất liền để phục vụ công tác khám nghiệm.

Thông tin vụ máy bay rơi ở Bình Thuận liên tục được cập nhật.

Đang tiếp cận vị trí máy bay Su-22 gặp nạn

11h30: Báo Tri Thức Trực Tuyến đưa tin, ban chỉ huy tiền phương tại đảo Phú Quý cho biết, tàu CSB phát hiện thêm một khu vực có vết dầu loang rộng cách đảo Phú Quý khoảng 15km. Lực lượng tại hiện trường đang cho tàu đến kiểm tra dấu vết này.

Báo Pháp luật TP.HCM cũng đưa tin, trong sáng nay (18/4) lực lượng tìm kiếm đã vớt được một số bộ phận của một trong hai máy bay Su 22 rơi ở vùng biển đảo Phú Quý, Bình Thuận.

10h: Báo Người Lao Động đưa tin, vào sáng 18/4, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng đã phát hiện thêm một số mảnh vỡ và một ống phóng của máy bay Su-22 trên vùng biển Phú Quý, tỉnh Binh Thuận.

Vị trí phát hiện đã được đánh dấu bằng phao, cách bia mục tiêu của 2 máy bay khi tập luyện khoảng 1,5 hai lý.

9h30: Báo Tuổi Trẻ đưa tin, hai tàu quét mìn của hải quân từ Quảng Ngãi đã được điều đến hiện trường để tham gia tìm kiếm máy bay Su-22.

Cũng theo nguồn tin này, hiện 23 chiến sĩ đặc công nước đang trực tiếp lặn tìm kiếm máy bay Su-22.

Vào thời điểm này, 23 chiến sĩ đặc công nước trực tiếp lặn tìm kiếm. Thời tiết tốt, sóng chỉ cấp ba, cấp bốn nhưng do nơi máy bay rơi dòng chảy khá xiết gây khó khăn cho việc lặn tìm kiếm.

8h: Báo Tri Thức Trực Tuyến đưa tin, Trung tướng Võ Văn Tuấn- Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN đã bay ra hiện trường để chỉ đạo công tác cứu nạn máy bay Su-22 bị rơi ở Bình Thuận.

Tìm kiếm, trục vớt máy bay Su-22 ở Bình Thuận (Ảnh Zing)

Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn được huy động gồm: Cảnh Sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 918 và Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân), Lữ đoàn 5 Đặc công (Bộ Tư lệnh Đặc công). 

Lực lượng đặc công nước đã được tăng cường để lặn tìm, trục vớt các mảnh vỡ của 2 chiếc máy bay Su-22.

Trao đổi trên báo chí, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân cho biết, sáng nay (18/4), công tác trục vớt phần đuôi của chiếc máy bay Su-22 sẽ được tiến hành trên vùng biển Bình Thuận.

Phát hiện phần đuôi máy bay Su-22 ở Bình Thuận (VTV)

Thiếu tướng Tuấn cũng cho hay, vào khoảng 16h ngày 17/4, phần đuôi của một trong hai chiếc máy bay Su-22 gặp nạn đã được tìm thấy tại vùng biển giáp ranh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Vị trí rơi của vật nghi là đuôi máy bay được xác định tại tọa độ 10.36.18 độ bắc, 108.21.18 độ đông, cách nơi đặt bia đánh dấu mục tiêu cần ném bom luyện tập khoảng 1,5 hải lý. Vùng biển này có độ sâu từ 30 - 50 m. Lực lượng cứu hộ đã đánh dấu vị trí để phục vụ công tác trục vớt.

Được biết, trong ngày thứ hai tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận, lực lượng tìm kiếm đã ròa soát khắp một vùng biển rộng lớn, cách tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 10-15km. Trong đó, 2 máy bay trực thăng bay quan sát từ trên cao, dưới mặt biển luôn có 2 tàu hải quân, 1 tàu của bộ đội biên phòng, 1 tàu cảnh sát biển cùng nhiều phương tiện, tàu cá của ngư dân được thông báo quan sát mặt biển.

 

Như tin tức đã đưa, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không- Không quân) bay huấn luyện trên đường bay Phan Rang- Mũi Rinh, Phú Quý, Bình Thuận đã bị mất liên lạc với Sở Chỉ huy vào lúc 11h45 ngày 16/4.

Ngay sau khi mất liên lạc, Sư đoàn Không quân 370 đã điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Lúc 14 giờ 50 phút ngày 16/4, máy bay tìm kiếm đã phát hiện tại vùng biển có tọa độ 10 độ, 36 phút, 36 giây vĩ Bắc; 108 độ, 51 phút, 30 giây kinh Đông có 4 bình dầu phụ trôi nổi và vết dầu loang trên biển.

Hai phi công gặp nạn gồm: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.

   

Nhóm PV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news