Vậy làm cách nào để trị hết hăm tã cho trẻ? Mách mẹ một mẹo nhỏ đó là trị hăm tã bằng dầu dừa cũng khá hiệu quả đấy các mẹ ạ!
Vai trò của dầu dừa trong việc trị hăm tã
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dầu dừa chứa các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da, ngăn chặn những vết mẩn đỏ nổi trên mông bé do hăm tã. Bên cạnh đó thành phần vitamin E cùng chuỗi chất béo có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, tăng cường độ đàn hồi, giúp bảo vệ làn da bé luôn khỏe mạnh, mịn màng. Đồng thời phytonutrients và polyphenols có trong dầu dừa còn giúp chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành các tổn thương ở bề mặt da.
Dầu dừa có tác dụng chữa hăm da
Tuy nhiên, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên nên các mẹ cần kiên trì thực hiện trong nhiều ngày liền để thấy được hiệu quả rõ rệt đối với tình trạng hăm da của bé. Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý chọn mua dầu dừa nguyên chất của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bé. Tránh những loại dầu dừa kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bé bị dị ứng, dễ gây nhiễm trùng da.
3 bước trị hăm tã bằng dầu dừa cho trẻ sơ sinh
Cách sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất đơn giản, các mẹ chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Mẹ tắm cho bé bằng nước ấm, rồi dùng khăn mềm lau khô người bé.
- Bước 2: Mẹ đặt bé nằm xuống, bên dưới lót một miếng vải chống thấm. Sau đó dùng một ít dầu dừa bôi trực tiếp vào vùng da bị hăm, để 15 phút cho dầu dừa thấm.
- Bước 3: Sau 15 phút mẹ rửa lại cho bé bằng nước ấm và dùng khăn mềm thấm khô da.
Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để massage cho bé thường xuyên vừa chống hăm tã, rôm sảy vừa dưỡng ẩm cho da bé, giúp bé có làn da mềm mại hơn.
Bật mí 3 điều giúp tăng hiệu quả trị hăm tã ở trẻ
Thứ nhất, khu vực da bị hăm cần phải được vệ sinh sạch sẽ. Mẹ nên sử dụng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ, không chứa bọt để làm sạch khu vực trẻ mang tã. Thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé để thay tã và vệ sinh cho bé, tránh không cho bé tiếp xúc với phân và nước tiểu quá lâu, dễ gây viêm nhiễm, lở loét da bé.
Thay tã, bỉm và vệ sinh cho bé thường xuyên để tránh hăm da
Thứ hai, các mẹ cần giữ cho da bé luôn khô thoáng. Mỗi ngày nên để bé “nude” một vài tiếng, không nên để bé mặc bỉm, tã suốt cả ngày. Các mẹ nên chọn kích cỡ tã, bỉm phù hợp với độ tuổi của bé, có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và an toàn. Không nên mặc tã cho bé quá chặt mà nên nới lỏng để giúp da bé thông thoáng và khô ráo. Đối với quần áo, mẹ cũng nên mặc quần áo rộng rãi cho bé, lựa chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, như vậy bé cũng sẽ đỡ bị hăm tã hơn. Đặc biệt, mẹ không được thoa phấn rôm vào vùng da đang bị hăm của bé, bởi các hạt phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm nặng thêm tình trạng hăm da ở trẻ.
Thứ ba, ngoài việc sử dụng dầu dừa, các mẹ nên sử dụng thêm các loại kem chống hăm da cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi với nguồn gốc khác nhau để các mẹ lựa chọn.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, làn da của trẻ cực kỳ nhạy cảm vì vậy cần sử dụng những sản phẩm có độ an toàn cao, các mẹ có thể tham khảo chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem Em Bé.
Kem bôi chống hăm an toàn cho trẻ
Kem Em Bé có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, chứa tinh nghệ Nano siêu hấp thu có khả năng thẩm thấu nhanh qua da, giảm nhanh tình trạng đau rát khó chịu cho bé. Bên cạnh đó, Kem Em Bé hoàn toàn không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như Corticoid hay Paraben, không gây kích ứng da, an toàn tuyệt đối cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành nên các mẹ có thể tìm mua tại nhiều nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ bị hăm da, liên hệ tổng đài 1800.8179 (miễn cước) hoặc truy cập website: kemembe.com
Chịu trách nhiệm về sản phẩm, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội