Tin mới

Mẹo chữa cước chân tay vào mùa đông

Thứ năm, 13/11/2014, 09:19 (GMT+7)

Bị cước chân tay là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người vào mùa lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cản trở sinh hoạt.

Bị cước chân tay là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người vào mùa lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cản trở sinh hoạt.

Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng những biện pháp dưới đây:

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cho chân, tay tránh tình trạng để chân tay không có đồ bảo hộ ra giữa trời giá rét. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Đối với nông dân bắt bộc phải đi làm đồng cần có đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân.

Không nên gãi

Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.

Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.

                                                      

Gừng là bài thuốc rất hiệu quả điều trị cước chân tay

Tránh ngồi lâu hoặc không vận động

Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.

Ngâm chân bằng nước ấm

 Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.

Gừng tươi

Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Kinh giới

Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Theo Thoa Nguyễn (tổng hợp)/Nguoiduatin

Xem thêm video trên Tin Mới: Cách làm giá đỗ bằng nồi cơm điện

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news