Đến trưa, bụng ông trướng to, kèm những cơn đau dữ dội. Đến khuya, gia đình phải đưa ông T. đến BV Bình Dân cấp cứu.

Kết quả chụp X-quang ổ bụng phát hiện một đoạn ruột non phình to; chụp cộng hưởng từ cũng cho thấy hình ảnh khối thức ăn bị tắc trong ruột. Khi mổ cấp cứu, các bác sĩ lấy ra lượng mít chưa tiêu hóa khoảng 200 gr.

Ăn quá nhiều mít, bệnh nhân nam bị tắc ruột

Bác sĩ CKII Nguyễn Phú Hữu, BV Bình Dân, cho biết bệnh nhân T. từng bị cắt 1/2 dạ dày do ung thư dạ dày cách đây 3 năm. Do vậy, khả năng dạ dày co bóp để nghiền nát thức ăn không tốt, lượng thức ăn chưa được nghiền nát này khi bị đẩy xuống ruột non gây ứ đọng và bị nén chặt cứng dẫn đến tắc ruột.Tình trạng này nếu kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ, bệnh nhân có thể bị vỡ ruột và hoại tử gây nhiễm độc, sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Infonet thông tin thêm, tắc ruột là một cấp cứu thường gặp trong ngoại khoa. Trong đó tắc ruột do bã thức ăn hay gặp ở những người già (sức nhai kém) và trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác. Đối tượng có nguy cơ cao là những người ăn phải những thức ăn có nhiều xơ, sợi dai, khó tiêu hóa như măng, hạt thị, xơ mít... kèm theo các bệnh lý có giảm độ toan dịch vị, viêm xơ tụy, không nhai được do đau răng, răng rụng, sau cắt đoạn dạ dày...

Trang Vũ (tổng hợp)