Tin mới

Mụn ẩn có nên nặn không? 

Thứ hai, 14/03/2022, 08:42 (GMT+7)

Mụn ẩn không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì mà là vấn đề chung của nhiều lứa tuổi. Loại mụn này thường nằm sâu dưới da, rất khó nhận biết vì ít gây sưng, viêm nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm.

Vậy mụn ẩn có nên nặn không? Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về mụn ẩn cũng như cách điều trị mụn ẩn dưới da nhé!

Cách nhận biết mụn ẩn

Mụn ẩn là loại mụn phát triển dưới bề mặt da. Mụn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường ở khoảng cách xa nhưng có thể cảm nhận được khi tay chạm và miết nhẹ lên bề mặt da có mụn.

Mụn ẩn hay mụn tắc nghẽn thường nhận biết như một khối bức bí nằm ẩn sâu dưới da, dù không nhìn thấy đầu mụn nhưng khiến da hơi gồ ghề, không mịn màng. Để phân biệt mụn ẩn và các loại mụn khác, đa phần người ta sẽ nhìn vào cồi mụn. cồi mụn trứng cá có thể là cồi đóng hoặc mở. Cồi mở có thể là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Cồi đóng và nằm bên dưới da được gọi là mụn ẩn.

Mụn ẩn có nên nặn không?  - Ảnh 1

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết mụn ẩn thông qua những dấu hiệu sau:

-  Mụn không trồi lên bề mặt, nhân nằm chặt trong nang lông.

-   Không có dấu hiệu sưng tấy hay viêm mủ ở nốt mụn.

-  Mụn thường mọc li ti, theo từng cụm

-  Vùng da bị mụn ẩn khi sờ vào cảm thấy sần sùi nhưng không đau đớn.

-  Mụn thường “trú ẩn” ở trán, 2 bên má và cằm.

Tuy không gây khó chịu như các loại mụn khác nhưng mụn ẩn dưới da rất khó điều trị dứt điểm. Hơn nữa, mụn còn khiến da kém mịn màng, làm lỗ chân lông giãn to ra khiến da nhanh lão hóa. Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn mụn ẩn có nên nặn không? Mụn ẩn có tự hết không?

Mụn ẩn có nên nặn không?

Mặc dù không gây nhức, khó chịu như mụn bọc, mụn đầu trắng,.. nhưng mụn ẩn khiến da sần sùi, giãn lỗ chân lông. Do đó nhiều người lo lắng không biết mụn ẩn có nên nặn không? Và mụn ẩn làm sao hết?

Mụn ẩn có tự hết không? Mụn ẩn dưới da khó nhìn thấy bằng mắt thường nên việc nặn mụn là vô cùng khó khăn, thậm chí dễ để lại tổn thương trên da, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm.

 

Mụn ẩn có nên nặn không?  - Ảnh 2

Khi mụn ẩn chưa được đẩy lên và cồi mụn chưa khô, người có mụn ẩn không thể dùng tay nặn được. Bởi vi khuẩn sẽ lây lan từ tay sang mặt, vi khuẩn và bã nhờn sẽ kết hợp trở thành mụn sưng, viêm. Nếu tình trạng mụn không được điều trị kịp thời, mụn có thể bị mưng mủ, gây tình trạng đau nhức cho mặt.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên tự ý nặn mụn ẩn mà nên sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc đến trực tiếp phòng khám, bệnh viện để điều trị mụn ẩn dưới da.  

Cảnh báo khi nặn mụn ẩn dưới da không đúng cách

Nguyên lý trị mụn ẩn dưới da là cần phải loại bỏ hoàn toàn nhân mụn nằm bên trong các lớp da. Tuy nhiên, việc tự nặn mụn là điều nên tránh.

Ổ mụn không thể tự phát triển và sinh ra mụn. Nên nếu không nặn mụn hay áp dụng phương pháp điều trị nào thì mụn ẩn không thể tự hết được. Nhân mụn vẫn tồn tại trong các lớp da, sau một thời gian mụn có thể gây ra sưng viêm. Đặc biệt, trị mụn ẩn dưới da không đúng cách sẽ khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, cụ thể như:

-  Vi khuẩn trên tay hoặc dụng cụ nặn mụn có thể xâm nhập vào trong da thông qua quá trình nặn mụn, khiến tình trạng mụn ẩn nghiêm trọng hơn.

-  Nặn mụn ẩn có thể gây đau đớn, ảnh hưởng các dây thần kinh ở trên da.

-  Nặn mụn ẩn có thể khiến sẹo hình thành và khó điều trị.

- Nặn mụn ẩn không phải là cách điều trị triệt để, chúng chỉ khiến tình trạng nặng hơn và dễ dàng tái phát, lây lan.

Vì những nguyên nhân trên, tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu để được loại bỏ các nhân mụn ở dưới da và được hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp với tình trạng da. 

Mụn ẩn có nên nặn không?  - Ảnh 3

Để điều trị mụn ẩn dưới da một cách an toàn và dứt điểm, các bạn cần phải đạt được những mục tiêu sau:

- Mục tiêu đầu tiên là đẩy nhân mụn ẩn, làm sạch mụn, tan nhân mụn và ngăn tình trạng viêm da. Hạn chế tuyến bã nhờn bài tiết, chống viêm và diệt khuẩn.

-  Tiếp theo nên loại bỏ hoàn toàn mụn ẩn mà không để lại vết sẹo, hạn chế tối đa sự tái phát trở lại.

Mụn ẩn có nên nặn không? Không nên nặn nếu như bạn không phải chuyên gia và đảm bảo vệ sinh. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và kết hợp sử dụng các sản phẩm điều trị mụn để đẩy bớt phần nhân mụn lên trên bề mặt da và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh nhé!

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news