Tin mới

Ngăn chặn tăng huyết áp gây đột quỵ não khi nắng nóng bằng cách nào?

Thứ tư, 25/07/2018, 11:08 (GMT+7)

Chúng ta đang bước vào giữa mùa hè nóng nực. Đây là thời điểm có thể xuất hiện nhiều bệnh, trong đó đầu tiên phải kể đến là bệnh tăng huyết áp. Nếu không đượckiểm soát, cơn tăng huyết áp kịch phát có thể gây đột quỵ não bất kỳ lúc nào, thậm chí khi đang đi ngoài đường dưới trời nắng như đổ lửa.

Chúng ta đang bước vào giữa mùa hè nóng nực. Đây là thời điểm có thể xuất hiện nhiều bệnh, trong đó đầu tiên phải kể đến là bệnh tăng huyết áp.

Nếu không được kiểm soát, cơn tăng huyết áp kịch phát có thể gây đột quỵ não bất kỳ lúc nào, thậm chí khi đang đi ngoài đường dưới trời nắng như đổ lửa. Vậy tại sao trời nắng nóng lại gây tăng huyết áp, và tại sao tăng huyết áp lại gây đột quỵ não? Mọi thắc mắc về vấn đề này sẽ được GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam giải đáp trong chương trình live stream lúc 14h00 ngày 26/07/2018 trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h:(https://www.Facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn). Chương trình có chủ đề: “Ngăn chặn tăng huyết áp gây đột quỵ trong ngày nắng nóng”.

Tại sao cao huyết áp và đột quỵ não gia tăng khi trời nắng nóng?

Thứ nhất, vào mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Do vậy, cơ thể bị mất một lượng nước lớn sẽ khiến cho thể tíchmáu bị giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn tới các bệnh lý về mạch máu, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ não.

Thứ hai, người bệnh tăng huyết áp trong mùa hè thường ngủ không ngon giấc, sẽ dễ gặp những cơn tăng huyết áp kịch phát, tức là huyết áp tăng đột biến, lúc này, nguy cơ dẫn tới đột quỵ rất cao.

Người tăng huyết áp không lo biến chứng đột quỵ nếu biết kiểm soát tốt

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc lớn nhất. Theo thống kê, có gần 3/4 số người ở độ tuổi 70 trở lên bị tăng huyết áp. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Đây là trở ngại cho những người vốn có tiền sử bị tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, trong đó đầu tiên phải kể đến là đột quỵ.

Người tăng huyết áp không lo biến chứng đột quỵ nếu biết kiểm soát tốt. Thêm một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tăng huyết áp trong ngày hè là do thời tiết nắng nóng khiến người bệnh tăng huyết áp lười vận động, thậm chí thường xuyên ngồi phòng lạnh với nhiệt độ thấp. Điều này có thể khiến người bị tăng huyết áp dễ sốc nhiệt khi thay đổi môi trường, bởi mạch máu đang ở trạng thái giãn nở bình thường lập tức co lại, làm huyết áp đột ngột tăng cao kịch phát.

Làm gì để phòng ngừa tăng huyết áp gây đột quỵ khi trời nắng nóng?

Người có tiền sử bị tăng huyết áp nên làm những điều sau đây để tránh nguy cơđột quỵ não.

1. Sử dụng thuốc đều đặn

Đầu tiên, bạn cần kiểm soát tốt huyết áp của mình bằng việc sử dụng thuốc đều đặn hoặc sản phẩm ổn định huyết áp. Nếu thuốc tây khiến bạn thấy mệt mỏi với tác dụng phụ, hãy sử dụng các loại thực phẩm chức năng nguồn gốc từ thảo dược như cần tây, tỏi, hoàng bá,… để kiểm soát huyết áp một cách an toàn.

2. Tập thể dục, vận động thường xuyên

Các bài tập vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu. Thêm vào đó, để các bài tập phát huy hiệu quả, bạn hãy tập luyện điều độ. Tuy nhiên, người cao tuổi cần lưu ý, không nên ra ngoài trời tập vào buổi sáng quá muộn, hoặc buổi chiều quá sớm, vì khi đó ánh nắng gay gắt có thể gây hại đến sức khỏe.

3. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Vào mùa hè, nên bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc thô, đậu, rau quả, trái cây tươi; ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu. Nên ăn cá, thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm bỏ da…Thêm vào đó, trong ngày hè, người bệnh tăng huyết áp nên uống nhiều nước. Nên tạo thói quen uống 1 ly nước (chừng 250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Nước đun sôi để nguội là tốt hơn cả, tránh dùng các loại nước giải khát có đường hay nước đóng chai có gas.

4. Thăm khám sức khỏe đều đặn

Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Hoặc tự trang bị máy đo huyết áp tại nhà để chủ động đo huyết áp. 

Để hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp và những mối đe dọa của nó, đặc biệt là nguy cơ gây đột quỵ não trong ngày nắng nóng, bạn đừng bỏ lỡ buổi tư vấn trực tiếp của GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h lúc 14h00 ngày 26/07/2018 tới đây.

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam

Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho GS.TS Phạm Gia Khải bằng những cách sau:

1. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h00 -15h30 ngày 26/07/2018.

2. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00 – 15h30 ngày26/07/2018 tại website: http://tuvansuckhoe24h.com.vn.

3. Đặt câu hỏi trước cho GS.TS Phạm Gia Khải TẠI ĐÂY.

4. Cung cấp cho chương trình số điện thoại di động và tóm tắt nội dung bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp bằng điện thoại với GS.TS PhạmGia Khải. Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới bệnh tăng huyết áp vuilòng liên hệ ngay tới tổng đài 1800.6105 (miễn phí cước cuộc gọi), hoặcZalo/Viber: 0902.207.739 để được chuyên gia tư vấn. Thực phẩm chức năng Định Áp Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!

PV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news