Tin mới

Nghề thẩm mỹ: Làm dâu trăm họ, khó khăn trăm bề

Thứ hai, 20/02/2023, 17:14 (GMT+7)

“Tại sao lại nói chúng tôi kinh doanh trên sự tự ti về ngoại hình của khách hàng?” - Vũ  Phương Thảo - Giám đốc thẩm mỹ viện Nagami chia sẻ về nghề “làm dâu trăm họ”. 

Nghề thẩm mỹ: Làm dâu trăm họ, khó khăn trăm bề - Ảnh 1
 

Kiên quyết theo nghề dù biết vất vả

Thưa chị, nghề thẩm mỹ có vất vả không? Tại sao chị lại lựa chọn nghề này?

Tôi cho rằng mỗi ngành nghề đều có cái vất vả riêng, nghề này cũng vậy. Nghề này không có giờ làm việc cố định, có ngày chỉ có 5-6 ca. Nhưng có hôm 9-10 ca khách/ngày, đỉnh điểm như đợt đầu năm 2023. Ekip chúng tôi phải làm việc hết công suất, có hôm 2-3 giờ sáng mới về đến nhà.

Tuy nhiên mình yêu nghề, yêu cái đẹp. Chỉ cần thấy khách hàng đẹp hơn, nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng là mệt mỏi của tôi cũng tan biến hết.

Người làm thẩm mỹ như những “nghệ nhân”, trong công việc, họ sẽ có lúc thăng hoa

Một ngày có nhiều khách hàng như thế chắc hẳn ekip cũng có lúc mệt mỏi. Làm sao chị có thể luôn đảm bảo kết quả tốt nhất cho khách hàng?

Câu hỏi này đã từng được nhiều khách hàng đặt ra cho cả ekip. Không đâu xa, ngay đầu năm nay cũng đã có một bạn khách muốn hủy lịch phút chót vì e ngại mình làm ca cuối cùng, khi ấy bác sĩ đã thấm mệt thì kết quả của bạn sẽ không được như ý. Nhưng sau đó, đích thân tôi đã xuống và chia sẻ với bạn rằng bác sĩ thẩm mỹ chúng tôi làm việc bằng cái tâm và chữ tín.

Đối với nghề thẩm mỹ, chúng tôi không cho phép mình được lơ là một giây phút nào. Chúng tôi luôn cố gắng đặt an toàn và vẻ đẹp của khách lên hàng đầu. Tôi cho rằng người làm thẩm mỹ như những “nghệ nhân”, trong công việc, họ sẽ có lúc thăng hoa. Tức là càng làm nhiều, càng quen tay, làm càng đẹp và hăng say, cẩn thận hơn.

Nghề thẩm mỹ là nghề kinh doanh trên sự tự ti của người khác?

Có ý kiến cho rằng nghề thẩm mỹ là ngành nghề kinh doanh trên sự tự ti về ngoại hình của người khác. Chị nghĩ sao?

Tại sao lại nói chúng tôi kinh doanh trên sự tự ti về ngoại hình của khách hàng? Không có một quy chuẩn cụ thể nào cho cái đẹp bởi cách đánh giá, nhìn nhận về khái niệm “vẻ đẹp” theo nhân sinh quan của mỗi cá thể là khác nhau. Khách hàng chủ động tìm đến chúng tôi với mưu cầu cải thiện được phần nào “khiếm khuyết” mà họ cho là chưa được như mong muốn. Với cái tâm và cái nhìn khách quan của người làm nghề, chúng tôi luôn đặt ưu tiên của khách hàng lên hàng đầu, theo ngay sau đó là những kiến thức chuyên sâu về mặt thẩm mỹ. Có như vậy mới có thể đưa ra được những phương pháp phù hợp nhất, đáp ứng tôn chỉ của khách hàng, đảm bảo an toàn về mặt kết quả và khả năng tài chính họ đưa ra.

Tình huống thực tế ngay tại cơ sở thẩm mỹ của chúng tôi đã chứng minh quan điểm này là sai khi có lần, ekip đã phải từ chối khách hàng - điều mà không chỉ bản thân bạn khách đó mà ngay cả ekip cũng không hề mong muốn. Sức khỏe của khách hàng là tôn chỉ được chúng tôi đặt lên hàng đầu, và bởi bạn không đáp ứng được đủ tiêu chí đó, chúng tôi buộc phải từ chối. Điều đó đã chứng minh được rằng, bác sĩ thẩm mỹ chúng tôi không dựa vào cái gọi là “sự tự ti” của người khác, cũng không đặt chúng lên bàn cân so sánh với đôi từ “sức khỏe” để vụ lợi cho bản thân.

Phản hồi tiêu cực là chuyện “cơm bữa”

Làm nghề lâu như vậy, đã bao giờ chị gặp khách hàng phản ánh không tốt?

Thực tế bất cứ ngành nghề nào, không riêng gì ngành dịch vụ, đều phải đương đầu với “phản hồi tiêu cực” cả thôi. Cái quan trọng ở đây là mình có đủ bản lĩnh để chấp nhận và giải quyết vấn đề đó hay không. Đã từng có khách hàng gặp sự cố sau khi sử dụng dịch vụ và liên hệ với chúng tôi trong sự tức giận và hoảng loạn. Thậm chí, chị còn muốn kiện ekip vì cho rằng nguyên nhân gây ra là do sự bất cẩn và “làm ăn cẩu thả” của cả đội ngũ.

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, hiện trạng sự cố ra sao, y tá vẫn bình tĩnh khuyên chị lên cơ sở để bác sĩ thăm khám và trực tiếp đưa ra phương pháp điều trị. Đối với những khách hàng khó tính hơn, ekip sẽ đích thân đến gặp khách hàng để thăm khám. Qua tìm hiểu, ekip đã tìm được nguyên do khách chăm sóc sau dịch vụ chưa đúng với yêu cầu nên gây tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy. Ngoài việc xử lý sự cố cho chị, y tá còn thường xuyên hỏi thăm để hướng dẫn chị chi tiết hơn về chăm sóc sau thực hiện dịch vụ.

“Phương Thảo Nagami đi làm dâu đây”

Chị có nghĩ nghề thẩm mỹ là nghề “làm dâu trăm họ”?

“Phương Thảo Nagami đi làm dâu đây” (cười). Tôi thường đùa với gia đình và anh chị em đồng nghiệp như thế. Bởi tiêu chuẩn về cái đẹp của mỗi người là khác nhau. Nhiều khi mình muốn làm an toàn nhất và đẹp cho khách hàng nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó.

Có khách muốn mình phải làm đúng như ý họ mà không biết rằng cơ địa và tình trạng của mình làm như thế sẽ không tốt. Chúng tôi thường chỉ hứa làm tối đa, còn lại phải dựa vào tình trạng của khách. Thẩm mỹ là để đẹp nhưng an toàn vẫn luôn phải đặt lên hàng đầu.

 

Nghề thẩm mỹ: Làm dâu trăm họ, khó khăn trăm bề - Ảnh 2
 

Con người là nhân tố cốt lõi cho nền tảng phát triển lâu dài

Chị làm thế nào để xây dựng uy tín và đưa thẩm mỹ viện Nagami ngày một phát triển?

Tôi cho rằng con người là nhân tố cốt lõi cho nền tảng phát triển lâu dài. Hàng năm, y bác sĩ tại Viện thẩm mỹ Nagami đều tham dự các hội thảo chuyên đề tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Tôi luôn hướng nhân viên của mình tìm kiếm và cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhưng phải đảm bảo an toàn cho khách hàng. Bản thân tôi luôn tìm kiếm và đưa về Viện các công nghệ thẩm mỹ mới nhất để có thể góp phần kiến tạo vẻ đẹp Việt.

Cảm ơn chị. Chúc chị nhiều sức khỏe và thành công hơn trong công việc!

Tổng đài hỗ trợ:

- Hotline: 090 218 1111

- Địa chỉ: 22 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội

- Website: https://thammyviennagami.vn/

- Fanpage: facebook.com/thammyNagami/

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news