Tin mới

Tư thế ngủ như thế nào là tốt nhất cho sức khoẻ của bạn?

Thứ ba, 07/07/2015, 20:59 (GMT+7)

Tư thế nằm và nhịp thở là hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe. Hãy cùng xem mẹo hít thở và tư thế ngủ khoa học để có giấc ngủ ngon nhé!

Tư thế nằm và nhịp thở là hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết được tư thế ngủ nào là tốt nhất cho sức khoẻ nhé.

Tư thế là vấn đề tối quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta: Nó quan trọng như thế nào? Chúng ta ngồi ra sao, đi đứng thế nào, thậm chí là tư thế đi vệ sinh cũng đều rất quan trọng. Tư thế ngủ sai sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới cơ thể bạn.

Nếu bạn thức dậy và cảm thấy khó chịu, bực dọc, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do tư thế ngủ gây nên. Tư thế nằm yêu thích của bạn có thể gây ra những cơn đau lưng, cổ, vai, váy hay những vấn đề về dạ dày, những nếp nhăn hình thành sớm,vv…vv.. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tư thế ngủ nào là tối ưu và giúp bạn chọn ra một tư thế cần tránh để có một đêm ngon giấc.

1. Tư thế ngủ tốt nhất: Nằm thẳng

Nằm thẳng 

Ưu điểm:

- Ngăn ngừa những cơn đau cổ, gáy bằng cách giữ đầu, cổ và sống lưng ở vị trí thẳng, trung lập.

- Giảm nguy cơ trào ngược của những axit trong dạ dày bằng việc giữ đầu ở vị trí chếch cao hơn bụng. 

- Làm giảm việc hình thành nếp nhăn bởi không có vật gì chạm vào khuôn mặt bạn ở tư thế này.

Nhược điểm:

- Có thể gây ra tình trạng ngáy. 

Lời khuyên: Bạn nên chọn một chiếc gối phồng vừa phải để giữ cho đầu và cổ chếch lên nhưng không quá cao.

2. Tư thế ngủ tương đối ổn: Nằm nghiêng

Nằm nghiêng về một bên

Ưu điểm:

- Giảm tình trạng ngáp bằng việc làm dãn dài cột sống lưng.

- Giảm nguy cơ trào ngược của những axit trong dạ dày bằng việc giữ đầu ở vị trí chếch cao hơn bụng. 

- Tốt cho phụ nữ mang thai. Nằm nghiêng về bên trái tốt cho việc lưu thông máu.

Nhược điểm:

- Không tốt cho mặt và ngực: Đây là một điều dễ thấy khi mặt bạn sẽ tiếp xúc với gối về một bên đồng thời ngực sẽ bị võng xuống trong suốt quá trình ngủ. 

Lời khuyên: Bạn nên chọn một chiếc gối mỏng để vừa khớp khoảng trống giữa đầu và vai, nhờ vậy mà đầu và cổ của bạn sẽ nằm ở vị trí thẳng, trung lập.

3. Tư thế ngủ không tốt: Nằm nghiêng gập người
Nằm nghiêng gập người lại

Ưu điểm:

- Tốt cho phụ nữ mang thai.

Nhược điểm: 

- Tăng nguy cơ viêm đau các khớp do đầu gối bị gập trong thời gian dài, đây cũng là tư thế không tốt cho cổ và sống lưng.

- Làm hạn chế việc co bóp của cơ hoành khi thở.

- Gây ra nếp nhăn sớm do tạo quá nhiều lực ép lên mặt và ngực.

Lời khuyên:

- Bạn nên chọn một chiếc gối mỏng để vừa khớp khoảng trống giữa đầu và vai, nhờ vậy mà đầu và cổ của bạn sẽ nằm ở vị trí thẳng, trung lập.

- Hạn chế việc gập người quá mức.

4. Tư thế ngủ cần tránh: Nằm sấp người
Nằm sấp

- Tư thế này khó để giữ cơ thể bạn thẳng và ở vị trí trung lập.

- Tạo áp lực cho các xương khớp và các cơ. Tư thế có hại cho các dây thần kinh, cơ, gân và dễ dẫn tới những cơn đau, tình trạng tê mỏi, kim châm trong da.

- Dẫn đến đau đầu. 

Nếu bạn gặp khó ngủ, hãy thử tham khảo phương pháp thở 4 - 7 - 8 sau nhé:

 

Phương pháp chỉ đơn giản là bạn sẽ hít vào bằng mũi trong 4 giây, nín thở trong 7 giây và sau đó thở ra bằng miệng trong 8 giây. Nó sẽ làm chậm lại nhịp tim của bạn và làm bạn chìm vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng. 

 

Khi bạn cảm thấy căng thẳng hay lo âu, chất adrenaline trong máu sẽ tăng lên, nhịp tim trở nên dồn dập hơn, nhịp thở sẽ nhanh lên và ngắn lại. Kỹ thuật thở 4 - 7 - 8  có thể được coi như một liều thuốc an thần, hơi thở của bạn được giữ trong 7 giây, thở ra trong 8 giây. Khi bạn thở dài và nhẹ nhàng, cơ thể sẽ tự động làm giảm nhịp tim xuống. Việc giữ lại hơi thở sau đó mới thở ra sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, cảm giác nhẹ nhàng dần dần, thanh thản từng bước như tản bộ trong công viên.

 

Khi bạn bắt đầu nhịp đầu tiên của kỹ thuật này. có thể bạn sẽ cảm thấy chán nản và muốn tăng nhịp thở hoặc tăng tốc độ đếm của mình. Nhưng nếu bạn có thể thực hiện chính xác phương pháp này, bạn sẽ cảm thấy nhịp tim của mình chậm lại, tâm trí trở nên yên tĩnh hơn và toàn bộ cơ thể bạn được thư giãn hơn. Mẹo hít thở này giống như một liều thuốc thư giác an toàn, nhẹ nhàng và bạn sẽ cảm thấy như chẳng còn điều khi để suy nghĩ ngay từ những nhịp đầu tiên của nhịp 4 - 7 - 8.

 

Xét về mặt khoa học, những người bị stress kinh niên thường có vấn đề trong việc hít thở. Họ thường thở ngắn và yếu, thậm chí họ vô thức giữ hơi thở của mình lại và quên mất là phải thở ra. Bằng việc thở sâu hơn (trong 4 giây), cơ thể bạn sẽ buộc phải tiếp nhận vào nhiều oxy hơn, oxy tác động vào lưu lượng máu bằng việc giữ hơi thở trong 7 giây và tiếp đó thải ra khí cacbonic từ phổi bằng cách thở đều đặn trong 8 giây. Hiệu quả của phương pháp này là làm chậm lại nhịp tim, tăng lượng oxy trong máu. Thâm chí, bạn có thể thấy hơi choáng váng với cách làm này giống như vừa dùng một loại thuốc an thần loại nhẹ. Nhịp tim, tâm trí và hệ thống thần kinh trung ương của bạn sẽ thư giãn ngay lập tức.

Nostalgia (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news