Tin mới

Ngược đời khi nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh

Thứ năm, 07/01/2016, 09:20 (GMT+7)

Tuy có vẻ khá nghịch lý, nhưng đây hoàn toàn là sự thật và các nhà khoa học hiện vẫn đang chưa tìm được lời giải đáp thuyết phục nhất cho hiện tượng này.

Tuy có vẻ khá nghịch lý, nhưng đây hoàn toàn là sự thật và các nhà khoa học hiện vẫn đang chưa tìm được lời giải đáp thuyết phục nhất cho hiện tượng này.

Mặc dù hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đã khiến cho nhiều vùng trên thế giới năm nay không còn thấy tuyết rơi vì mùa đông đã trở nên ấm áp hơn hẳn. Tuy nhiên, vùng Bắc bán cầu hiện nay vẫn đang trải qua một mùa đông lạnh giá dưới 0 độ.

Đây là khoảng thời gian khá hiếm hoi mà bạn có thể thực hiện một số thí nghiệm khoa học thú vị về nhiệt độ. Chẳng hạn như việc tạo ra các viên bi đông lạnh khổng lồ bằng bóng nước, đông cứng bong bóng xà phòng, hoặc thậm chí ném nước sôi vào không khí để tạo ra tuyết.

Khi hất nước nóng ra trời lạnh dưới âm, chúng sẽ đóng băng nhanh hơn so với nước bình thường.

Vào năm 2013, khi nhiệt độ thấp đến mức đáng báo động, một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng khi ghi nhận một hiện tượng đáng ngạc nhiên: Nước nóng đóng băng nhanh hơn so với nước lạnh.

Hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh còn được gọi là "Hiệu ứng Mpemba", đặt theo tên một học sinh người Tanzania. Sau khi tham dự các lớp học nấu ăn hồi những năm 1960, nam sinh Erasto Mpemba đã phát hiện, hỗn hợp kem nóng sẽ đông nhanh hơn hỗn hợp kem lạnh và đặt câu hỏi này cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968.

Sơ đồ mô tả "Hiệu ứng Mpemba": nước nóng sẽ đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích Hiệu ứng Mpemba bằng nhiều giả thuyết khác nhau, kể cả quan điểm cho rằng vật đựng ấm khiến việc tiếp xúc nhiệt với tủ lạnh tốt hơn, giúp truyền nhiệt nhanh hơn; hay nước ấm bay hơi nhanh hơn, giúp làm mát nước và khiến quá trình đóng băng diễn ra mau lẹ hơn. Dẫu vậy, không giả thuyết nào được đa số giới khoa học chấp nhận.
Cộng đồng các nhà khoa học và vật lý trên thế giới vẫn còn đang tranh cãi khá dữ dội với nhau vì một hiện tượng tuy khá đơn giản nhưng không kém phần nghịch lý này. Và trong thời gian chờ đợi, tại sao bạn không thử trải nghiệm hiệu ứng Mpemba này tại nhà bằng chiếc tủ lạnh của mình?

T.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news