"Hôi của" không chỉ là hành động phản cảm mà còn vi phạm luật pháp. Theo luật sư, hành vi này sẽ bị xử lý về hành vi trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm:Tài xế xe tải kể lại cảnh tượng người dân thi nhau "hôi của" ở Bình Định
[mecloud]alcA9isp7b[/mecloud]
Mới đây, sự việc người dân ở Bình Định thi nhau "hôi của" trong vụ cháy xe tải chở hàng tiêu dùng ngày 1/11 vừa qua đã khiến dư luận bức xúc. Nhiều ý kiến cho rằng nên có biện pháp và cách xử lý nghiêm những người có hành động lợi dụng hoạn nạn để trục lợi cá nhân như trên.
Phụ xe gặp nạn bất lực nhìn cảnh người dân "hôi của" hàng hóa. Ảnh cắt từ clip |
Trao đổi với phóng viên về tính pháp lý trong vụ vụ việc nói trên, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, người tham gia "hôi của" có thể xem xét xử lý về hành vi trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, theo ông Cường, nếu người gặp hoạn nạn, tính mạng đang bị đe dọa mà người khác thấy, có điều kiện nhưng không giúp thì có thể bị xử lý hình sự về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trường hợp, thấy người khác gặp tai nạn, hoạn nạn mà không giúp đỡ, lại còn lấy tài sản của người ta thì tùy vào từng hành vi cụ thể của người vi phạm mà có thể xem xét xử lý về hành vi trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nếu còn tấn công người hoạn nạn để lấy tài sản thì bị xử lý về tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản... Tùy thuộc vào tính chất., mức độ của hành vi, giá trị của tài sản.
Nếu thấy người Tai nạn giao thông bị rơi tài sản, không quản lý được tài sản mà "lén lút" lấy tài sản của người bị nạn thì hành vi đó là hành vi trộm cắp tài sản. Nếu giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi trộm cắp sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự. Nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng thì người có hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với trường hợp người "hôi của" công nhiên lấy tài sản trước mặt của người bị nạn, người bị nạn không thể tự mình bảo vệ được tài sản trước số đông người "hôi của", thì hành vi của tất cả những người công khai lấy tài sản của người gặp tai nạn giao thông là hành vi "công nhiên chiếm đoạt tài sản". Nếu giá trị tài sản bị công nhiên chiếm đoạt trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi này sẽ bị xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 với khung phạt cao nhất là 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Nếu số tài sản bị công nhiên chiếm đoạt chưa tới 2 triệu đồng thì hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP nêu trên.
"Trong vụ việc nêu trên, hành vi "hôi của" thể hiện ngang nhiên, công khai trước sự bất lực của lái xe nên hành vi vi phạm sẽ là "công nhiên chiếm đoạt tài sản" chứ không còn là hành vi trộm cắp tài sản. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội hơn, nghiêm trọng hơn nên chế tài xử lý cũng sẽ nghiêm khắc hơn hành vi trộm cắp tài sản", luật sư Cường nhận định.
[mecloud]TSPgj2dIU1[/mecloud]
Người hôi của cố tình không trả lại hàng sẽ bị xử lý hình sự dù giá trị dưới 2 triệu đồng
Trao đổi thêm về tình tiết tài xế khóc, đề nghị trả lại tài sản nhưng nhiều người vẫn bất chấp, thậm chí cười đùa khi lấy được hàng, theo luật sư Cường, nếu diễn biến sự việc đúng như báo chí phản ánh thì những người dân tham gia "hôi của" nói trên sẽ bị xử lý về tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự hoặc tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự bởi những tội danh này không quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, tính chất của những hành vi này là rất nguy hiểm cho xã hội.
"Còn nếu không có việc giành giật tài sản giữa người "hôi của" với người lái xe, đồng thời giá trị tài sản của những người "hôi của" công nhiên chiếm đoạt chưa tới 2 triệu đồng thì hành vi "hôi của" chỉ bị xử phạt hành chính là phạt tiền theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, mức phạt có thể tới 2 triệu đồng.
Trong trường hợp này, mặc dù không bị áp dụng chế tài hình sự những người bị xử phạt hành chính cũng được coi là có "tiền sự", là yếu tố để xác định nhân thân xấu. Nếu sau đó còn vi phạm thì dễ bị xử lý hình sự, dù là giá trị tài sản chưa tới 2 triệu đồng", ông Cường nói thêm.
[mecloud]CJDHfFUE8T[/mecloud]
"Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
c) Tái phạm nguy hiểm; d) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.". |
Xem thêm:Những màn dàn cảnh cướp điện thoại trên phố trong chớp mắt
[mecloud]WQFoBY9elj[/mecloud]
Dã Quỳ (ghi)