Trẻ chậm nói là điều không hiếm thấy trong xã hội hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bố mẹ cần biết một số nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục hiện tượng này.
Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Những trục trặc trong vòm miệng, như tổn thương lưỡi, hở hàm ếch, dây hãm ngắn...cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Cha mẹ cần phát hiện sớm, cho trẻ tới gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng chậm nói. Ảnh: Internet |
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Cuộc sống hiện đại cùng với sự bùng nổ của công nghệ là một trong những nguyên nhân góp phần không hề nhỏ đến sự chậm nói ở trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ xem tivi hay dùng cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chậm nói !?
Để trẻ không bị mắc chứng chậm nói, cha mẹ cần chú ý những điều sau đây:
Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào.
Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
Giải thích cho trẻ những hiện tượng, sự vật sự việc xảy ra xung quanh bé.
Dành nhiều thời gian chuyện trò với bé, hạn chế cho bé sử dụng tivi, điện thoại và các đồ chơi công nghệ khác.
Xem thêm video:
[mecloud]JFVvNGtgHB[/mecloud]
Lê Vy (tổng hợp)