Tin mới

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì khi cho "thanh niên cầm biển xin việc" cơ hội?

Thứ sáu, 08/01/2016, 09:24 (GMT+7)

Theo nhà nghiên cứu xã hội học, trước khi đề cập đến câu chuyện cơ chế, chính sách hay lỗi đào tạo, người lao động cần nhìn nhận, đánh giá lại năng lực của bản thân.

Theo nhà nghiên cứu xã hội học, trước khi đề cập đến câu chuyện cơ chế, Chính sách hay lỗi đào tạo, người lao động cần nhìn nhận, đánh giá lại năng lực của bản thân.

[mecloud]mb2yv95PVG[/mecloud]

Câu chuyện nam thanh niên quỳ gối trước cổng Đài truyền hình cầm biển xin làm nhân viên bán hàng xôn xao dư luận hai ngày nay với nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những luồng ý kiến đánh giá về cách xin việc của cá nhân nam thanh niên này, một số người băn khoăn về kỹ năng ứng xử với thất nghiệp của một bộ phận thanh niên hiện nay, trong đó có cả những người có bằng cấp. 

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì khi cho thanh niên cầm biển xin việc cơ hội?

Nam thanh niên quỳ gối, cầm biển xin việc trước cổng Đài truyền hình gây xôn xao dư luận với những ý kiến trái chiều. Ảnh: Internet

Thực tế, anh Nguyễn V.H (Cổ Bi, Gia Lâm) không phải người thất nghiệp đầu tiên tìm việc bằng cách đứng ở đường, đeo biển giới thiệu bản thân. Trước đó, Phùng Đức N. (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) cũng đứng ở khu vực đường Cầu Giấy (đoạn ngã tư giao đường Láng– Hà Nôị) với miếng giấy khổ lớn ghi dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con”. Thời điểm đó, nam thanh niên này vừa thi tốt nghiệp trường ĐH Điện Lực Hà Nội, đang chờ lấy bằng. 

Hai thanh niên trên có hành động giống nhau, chung mục đích là tìm việc làm và theo chia sẻ thì họ cũng đã gõ cửa nhiều nhà tuyển dụng nhưng không có kết quả. 

Cũng xuất phát từ thất nghiệp, một số thanh niên còn có hành động dại dột tự tử như vụ việc đau lòng của Nguyễn Viết N. (sinh năm 1987, trú tại thị trấn Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) ngày 28/12/2015 vừa qua. 

Trao đổi với phóng viên dưới góc nhìn xã hội học, TS Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thông và phát triển cho rằng, trước khi đề cập đến câu chuyện cơ chế, chính sách hay lỗi đào tạo, người lao động cần trả lời một số câu hỏi: đã tìm hiểu tất cả yêu cầu của nhà tuyển dụng chưa? đã thử thách tất cả các cơ hội của mình chưa? đã từng chứng minh với năng lực với nhà tuyển dụng chưa? vì sao lại thất bại?

"Sau khi trả lời hết những câu hỏi đó mà không được tuyển dụng thì mới đề cập đến câu chuyện cơ chế, chính sách. Nếu thực sự người lao động có năng lực, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì không có lý gì nhà tuyển dụng không tuyển dụng”, ông Linh nói. 

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì khi cho thanh niên cầm biển xin việc cơ hội?
Cử nhân cũng đứng đường cầm biển xin việc. Ảnh: Internet

Đề cập đến câu chuyện cụ thể của anh H. (ở Cổ Bi, Gia Lâm) và anh N. ở Bắc Ninh trước đó, ông Linh nói: nhìn một cách khách quan, nam thanh niên này có một sự dũng cảm, dám làm việc mà nhiều người không dám làm khi cầm biển "chào hàng" ở nơi đông người. Nếu đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, ông sẽ cho người này một cơ hội và yêu cầu trả lời tất cả các câu hỏi nêu trên.

“Nếu các nhà tuyển dụng trao cho bạn cơ hội rồi mà bạn không có năng lực thì chính bạn tự phủ nhận bản thân mình. Bạn đứng ở đây gây sự chú ý và làm trò cười cho tất cả mọi người, như vậy rõ ràng là bạn tự đào thải bạn trước những yêu cầu khắt khe của xã hội công nghiệp này chứ không ai đào thải bạn. 

Còn nếu bạn đứng ở đây cầm biển mà cho rằng vì không có bằng cấp nên các doanh nghiệp không có chỗ cho bạn thì một phần lỗi do bạn là chưa tìm hiểu hết các cơ hội. Nhiều doanh nghiệp, công việc không cần bằng cấp và thực tế, nhiều người không có bằng cấp đã tìm được cơ hội và thành công trong lĩnh vực kinh doanh”, ông Linh phân tích. 

Cũng theo ông Linh, những vụ việc đứng đường cầm bảng xin việc tiếp tục xảy ra sẽ tạo hiện tượng không tích cực. 

“Ngày hôm nay nếu như chúng ta cổ vũ cho hiện tượng này để một người không có năng lực được nhận vào làm việc thì ngày mai sẽ có 1.000 thanh niên cũng làm như vậy. Khi đó, tất cả mọi người đều coi đó là một xu hướng mới và cho rằng: tôi thất nghiệp rồi, tôi không cần làm gì cả, chỉ cần gây chú ý thôi là sẽ tìm được cơ hội. Hoặc nếu ngày mai có bạn trình độ cao hơn, quỳ gối đeo biển là tôi muốn làm giám đốc thì sẽ thế nào? Từ góc độ người lao động bạn muốn làm gì cũng được nhưng vấn đề là phải chứng minh với nhà tuyển dụng là làm được điều đó”, ông Linh nêu quan điểm.

H.Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news