Tin mới

Nhiễm độc gan do dùng thuốc không đúng cách

Thứ hai, 28/12/2015, 14:33 (GMT+7)

Việc dùng thuốc vô tội vạ cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ,  tác dụng phụ của thuốc dễ khiến sức khỏe gặp nguy. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến nhiễm độc gan.

Việc dùng thuốc vô tội vạ cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ,  tác dụng phụ của thuốc dễ khiến sức khỏe gặp nguy. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến nhiễm độc gan.

Rước họa vào… gan

Ông Mạnh Hùng (53 tuổi, TP.HCM) bị đau khớp đã hơn 5 năm nay. Do đau nhức dữ dội nên 1 năm nay, ông mua thuốc giảm đau chứa hoạt chất acetaminophen về uống. Ban đầu ông uống 1 viên 500mg/3 lần/ngày nhưng do cơn đau vẫn dai dẳng nên ông đã tăng liều mỗi ngày 15 viên. Gần đây, ông luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ dài hạn. 

Khi đến khám chuyên khoa khớp, ông trình bày với bác sĩ về các biểu hiện đi kèm và việc dùng thuốc giảm đau, bác sĩ khuyên ông nên làm thêm xét nghiệm máu để có sự chẩn đoán chính xác. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị tăng men gan do lạm dụng thuốc với chỉ số men gan AST và ALT khoảng 186 UI/L, nghĩa là tăng hơn gấp 4,5 lần chỉ số men gan bình thường.

Theo Bác sĩ CK2 Trần Ánh Tuyết, Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Yersin, gan là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng, trong đó, chức năng quan trọng là giải độc bằng cách chuyển hóa các chất thành vô hại để đào thải ra khỏi cơ thể. Với các loại thuốc, cơ thể sẽ hấp thụ vào máu, sau đó sẽ được gan chuyển hóa thành các chất không còn hoạt tính và sau cùng đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn tồn tại một số sai lầm phổ biến trong dùng thuốc khiến gan bị nhiễm độc. Trước hết, là thói quen dùng thuốc vô tội vạ, có nhiều thuốc không phải kê đơn nên việc mua và sử dụng dễ bị lạm dụng như các loại thuốc giảm đau, kháng sinh… Thường gặp nhất là nhóm thuốc chứa hoạt chất Acetaminophen như trường hợp bệnh nhân kể trên do gan không thể chuyển hóa hết N-acetyl benzoquinonimine - sản phẩm sinh ra khi hấp thụ  Acetaminophen để đào thải ra ngoài. 

Bên cạnh đó, rất nhiều người dùng thuốc điều trị bệnh chưa đúng cách. Điển hình là việc dùng thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc các loại vitamin như Aspirin, Ibuprofen, Niacin... Thông thường, nếu dùng các thuốc trên trong một thời gian dài, bệnh nhân nên dùng thêm các sản phẩm bổ gan nhằm tạo “lá chắn” bảo vệ gan và giúp quá trình thải độc của gan không gặp trục trặc. Tuy nhiên, đa số thường chỉ nhớ uống thuốc điều trị mà lại “bỏ quên” các sản phẩm bổ gan. Đây là lý do mà bệnh nhân đang điều trị bệnh mãn tính lại dễ “gánh” thêm tình trạng tăng men gan, viêm gan. 

 

Biểu hiện thông thường của viêm gan do thuốc là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sau đó vàng da, nổi mẩn ngoài da. Đa số tổn thương gan do thuốc là cấp tính gây hoại tử tế bào gan, tích tụ mỡ ở gan, hoặc ngăn chặn sự bài tiết mật trong gan. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ khi làm xét nghiệm máu thấy có tăng men gan. Trong tình trạng viêm gan nặng, khi phát hiện, gan đã bị xơ hoá hoặc suy nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong. 

Bảo vệ gan trước nguy cơ nhiễm độc 

Bác sĩ Ánh Tuyết lưu ý, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám hoặc hướng dẫn. Đối với một số thuốc thông dụng không cần kê đơn vẫn sử dụng được như Acetaminophen cần chú ý, liều tối đa cho người khỏe mạnh là 4g tương đương với 8 viên có hàm lượng 500mg trong ngày. Không uống Acetaminophen cùng lúc với thức uống có cồn. 

Với các bệnh nhân phải điều trị các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, tim mạch, tiểu đường, cường giáp… cần chú ý sử dụng thuốc đúng chỉ định, liều lượng, cần uống với nhiều nước. Đồng thời, nên sử dụng kèm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ gan, hạ men gan,  giải độc và tăng cường chức năng gan, giúp hoạt động chuyển hóa ở gan luôn đảm bảo. Cần siêu âm, theo dõi chức năng gan mỗi 3 – 6 tháng để phát hiện các chuyển biến và có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần chú trọng thay đổi lối sống để bảo vệ gan như hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón…Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C… Đồng thời, sử dụng các loại thực phẩm giúp thanh lọc gan như mướp đắng, tỏi, gấc,…  cho lá gan khỏe mạnh hơn.

Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình Nhật ký bác sĩ – Hành trình chăm sóc gan.

 

Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7 tại: https://alobacsi.com/


PV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news