Tin mới

Những điều cần biết khi bị bỏng axit

Thứ bảy, 02/04/2016, 20:02 (GMT+7)

Bỏng axit là một trong những tai nạn khá nghiêm trọng, cần phải được cấp cứu và điều trị nhanh chóng. Một vài kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn sơ cứu để giúp nạn nhân có thể hạn chế được rủi ro. 

Bỏng axit là một trong những tai nạn khá nghiêm trọng, cần phải được cấp cứu và điều trị nhanh chóng. Một vài kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn sơ cứu để giúp nạn nhân có thể hạn chế được rủi ro. 

Càng để lâu, càng nguy hiểm

Điều đầu tiên cần phải chú ý khi bị bỏng axit đó là cần phải nhanh chóng sơ cứu và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. 

Chỉ nên dùng nước sạch sơ cứu

Chỉ nên dùng nước lạnh để sơ cứu. Ảnh: Internet

Chia sẻ với Zing, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia cho biết khi bị bỏng axit cần phải dùng nước lạnh để sơ cứu.

Dùng nước lạnh rửa sạch vùng bị tạt axit, đây là biện pháp giúp hạn chế tối đa quá trình axit hút nước của cơ thể.  Tuy nhiên, khi rửa bằng nước cũng không nên kỳ cọ, chà sát da. Xả nước như vòi hoa sen là tốt nhất, trong vòng 5 phút, axit sẽ hút nước đó và không làm tổn hại nhiều đến da. 

Axit dính vào mắt

Đối với trường hợp axit bị dính vào mắt, người bệnh cần giữ được bình tĩnh, không được đưa tay lên dụi mắt sẽ làm axit loang và tổn thương vùng giác mạc gây nguy hiểm. 

Điều đầu tiên cần phải làm là rửa sạch mắt với nước. Cúi đầu xuống vòi nước, nghiêng một bên sau đó cố mở mắt bị bỏng axit, để nước chảy nhẹ nhàng. 

Axit dính vào da

Khi axit dính vào da cần biết được cánh sơ cứu tạm thời. Ảnh: Internet

Khi bị axit dính vào da, cần rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt ra, xé bỏ ngay quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất. Tuy nhiên, không cởi quần áo người bị bỏng vì dễ gây lột da, làm nạn nhân đau đớn.

Không cố gắng cởi quần áo

Điều tối kỵ khi sơ cứu bị nhiễm bỏng axit là hạn chế lột quần áo của nạn nhân vì một phần da có thể bị lột theo gây đau đớn cho nạn nhân.

Không chườm đá lên vết bỏng

Nhiều người mắc phải sai lầm khi sơ cứu bỏng đó là dùng đá chườm lên vết bỏng. Điều này không những làm tổn hại cho da mà còn có thể gây nên tình trạng bỏng kép.

Không ngâm vết thương trong nước

Việc ngâm vết thương trong nước dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng, do đó chỉ nên rửa sạch vết thương bằng nước chứ không nên ngâm trực tiếp trong nước.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news