Hoạt động năng nổ và cống hiến cho tập thể, cho Đoàn viên và cho tất cả, Song Toàn đã đem về rất nhiều thành tích đáng nể. Để một nữ sinh tài năng và khí khái như Song Toàn ra đi, trường Long Thới sẽ nhận phần thiệt nhiều hơn.
Đã nửa tháng từ khi nữ Bí thư Đoàn trường Phạm Song Toàn rơi nước mắt nói về việc cô giáo dạy Toán không chịu "hé môi nửa lời" với học sinh lớp 11A1, đến nay, vẫn không ai biết lý do vì sao người nữ giáo viên ấy chọn cách im lặng khi đứng lớp suốt một học kỳ.
Trả lời báo chí, cô Trần Thị Minh Châu thừa nhận mình sai, nhưng từ chối giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc này. "Tôi không muốn nói và không thể nói" - Đó là cách cô Châu trả lời trên truyền thông.
Trong thời gian chờ hội đồng đưa ra hình thức kỷ luật, cô Châu vẫn tiếp tục giảng dạy vì "học sinh muốn thế" - theo lý giải của Nhà trường. Và Song Toàn được "giải quyết nhanh" việc chuyển sang một ngôi trường khác vì "sợ bạn bè kỳ thị, cô lập Toàn, Nhà trường bị đánh giá thi đua không như mong muốn dẫn đến việc coi đây là lỗi của em Toàn" - theo lý giải của bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.
Song Toàn bật khóc, kể về câu chuyện của lớp mình và giáo viên dạy Toán.
Đứng lên vì mình và tập thể, nhưng tập thể có cần điều đó?
Sẽ không khó hiểu khi Toàn bị kỳ thị từ chính bạn bè trong lớp, dù tôi hy vọng con số ấy không quá nhiều. Với người lớn, chúng ta thấy một cô học trò dũng cảm đòi quyền được dạy dỗ bình thường từ giáo viên bộ môn. Toàn đứng lên vì mình và vì tập thể 11A1. Nhưng tập thể có cần "quyền được nghe dạy" hay không lại là chuyện khác.
Hãy hình dung một buổi học Toán vô-cùng-nhẹ-nhàng theo định nghĩa của tụi học trò chây ì: chỉ việc chép bài từ trên bảng xuống vở, không lo cô kiểm tra bài cũ, không sợ 15 phút trả bài miệng, không phải căng thẳng vì có thể bị gọi lên giải bài tập bất chợt, cũng không sợ "ăn mắng" ra rả vì cô chả thiết tha nữa. Nếu bạn là một trong những học sinh cá biệt và lười nhác - như tôi ngày ấy - thì tin tôi đi, những buổi học này thật... an toàn.
Nhưng với những học sinh như Toàn - những cô cậu bé luôn muốn hàn gắn sợi dây tình cảm giữa thầy và trò, luôn kỳ vọng một bầu không khí học tập hòa đồng đầy tiếng cười thì những "tiết học im lặng" này là một sự tổn thương rất lớn với em. Toàn không biết sự đấu tranh của em ngoài việc được ghi nhận, sẽ có không ít các bạn cho rằng em quá "rỗi hơi", em phá hỏng sự an toàn mà bầy cừu non đã quen thuộc suốt 3 tháng học chỉ với việc ghi ghi chép chép này.
Nhưng chúng tôi có ủng hộ Toàn không - chắc chắn là có! Ngày còn đi học, tôi thường rất khó chịu với những người "lắm chuyện" như Toàn, nhưng khi lớn lên và nhìn lại khoảng thời gian ngày trước, mới thấy ở thời nào xã hội cũng cần những người khiến chúng ta thức tỉnh như em. Bởi sự nông nổi và thỏa hiệp sẽ lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ: kiến thức, thời gian, quyền lợi được học tập chính đáng, tiền của bố mẹ và cả bản ngã của chính mình.
Thay vì thầy và trò mở lòng và thẳng thắn đối thoại, sao họ cứ dành thời gian để làm tổn thương nhau?
"Gia tài" mà cô Bí thư để lại cho trường THPT Long Thới
Phạm Song Toàn là Bí thư Đoàn trường THPT Long Thới, mọi người có thể thấy được niềm vui của em với những hoạt động của trường, cái cách em hò reo chia sẻ thành tích mà em và Đoàn trường đạt được mới đáng yêu làm sao. Trên