Tin mới

Những đối tượng tuyệt đối không nên đi bơi

Thứ ba, 21/04/2015, 10:10 (GMT+7)

Những đối tượng dưới đây không nên tham gia bơi lội như bệnh nhân hen suyễn, các bệnh hô hấp sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không chú ý.

Những đối tượng dưới đây không nên tham gia bơi lội như bệnh nhân hen suyễn, các bệnh hô hấp sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không chú ý.

- Người mắc bệnh hen phế quản (suyễn). Khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh, bệnh nhân hen rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. 

Những người mắc bệnh về đường hô hấp không nên đi bơi (ảnh minh họa)

- Người mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. 

- Những người đang bị cảm cúm, viêm tai giữa tái phát cũng không nên đi bơi vì bệnh sẽ có nguy cơ nặng thêm.

- Người bị viêm da dị ứng. Hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho người dị ứng da. 

- Người bị bệnh tim mạch khi cũng không nên tự ý đi bơi. Nếu có đi bơi, cần sự chỉ định và giám sát chặt của người có chuyên môn. 

- Phụ nữ đến ngày "đèn đỏ". Dù băng vệ sinh dạng nút có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng vẫn không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn tới âm đạo. Đặc biệt, với những ngày này, cổ tử cung phải mở rộng hơn bình thường để cho máu kinh thoát ra nên mầm bệnh và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vùng kín hơn.

- Phụ nữ đang bị viêm âm đạo. Những địa điểm bơi lội công cộng như hồ bơi hay bãi biển có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng, nấm do chất thải từ môi trường và cơ thể người tiết ra. Việc ngâm mình trong nước trong thời gian dài không chỉ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập vùng kín mà còn khiến độ pH bên trong âm đạo bị thay đổi.

Tham khảo thêm Những điều Bà bầu nên lưu ý khi đi bơi:

Lưu ý nhiệt độ nước bể bơi 

Độ ấm của nước nên được duy trì ở mức 29 – 30 độ C. Với nhiệt độ này, các cơ sẽ  không bị co giật, giúp thai phụ tránh được tình trạng mệt mỏi. 

Bà bầu là đối tượng cần lưu ý khi đi bơi để tránh nguy hiểm cho mẹ và bé

Nước quá nóng sẽ khiến thân nhiệt thai phụ tăng cao. Nước dưới 28 độ thì dễ làm co tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. 

Tư thế bơi 

Nên bơi ngửa, thả người nổi trên nước, chân tay nhẹ nhàng đạp nước đều. Đây là tư thế rất tốt, có thể làm giảm đau lưng. Ngoài ra, để tránh gây mệt mỏi cho cơ thể khi bơi, mẹ bầu không nên làm những động tác quá mạnh, cũng không nên rướn người nhiều (do nước có sức đẩy nên thai phụ thường không để ý và rướn người quá mức). 

Thời điểm bơi thích hợp 

Tuy bơi lội tốt cho sức khỏe, thế nhưng trong ba tháng đầu và ba tháng cuối mẹ bầu chỉ nên đi bơi khi có sự đồng ý của bác sĩ. Lý do là vì ở ba tháng đầu tiên, thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung nên dễ gây sẩy thai, còn ba tháng cuối là giai đoạn sắp bước thời kỳ lâm bồn, nếu mẹ không cẩn thận sẽ có thể sinh non. 

Nếu đã đủ điều kiện và sức khỏe để đi bơi, mẹ nên nhớ thời gian đi bơi tốt nhất là vào lúc chiều mát. Lúc này không khí vẫn còn ấm và cơ thể mẹ bầu được điều hòa ổn định với môi trường. Mẹ không nên đi bơi vào lúc nắng gắt hay lúc sáng sớm vì lúc này sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và bên ngoài có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt hay dễ sinh ra các bệnh cảm sốt...

 Ngoài ra, cũng nên chọn khoảng thời gian tử cung không dễ co (khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) để bơi lội.

 Sau khi bơi

 - Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt khi đi bơi để dùng khi lên khỏi mặt nước. 

- Vừa tắm xong, khi lên bờ, không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt. 

- Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể. 

- Sau khi bơi nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi. 

- Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo. 

- Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.

Dã Quỳ (Tổng hợp)



 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: bệnh hô hấp