Trong văn hoá dân gian của người Việt, dịp cận Tết và Tết Nguyên đán có nhiều lễ cúng quan trọng mà các gia đình đều vô cùng chú ý.
1. Cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng Ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm với ý nghĩa các ông đầu rau lên chầu Ngọc hoàng để bẩm báo một năm đã qua của gia đình gia chủ.
2. Cúng Tất niên
Lễ cúng Tất niên sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp (ngày cuối cùng của năm cũ).
Đây là lễ cúng trình ông bà tổ tiên, báo cáo một năm mới đã qua, một năm mới đã đến, thường được tiến hành và chiều 30 Tết.
>>Đừng bỏ lỡ: 3 con giáp dính hoạ 'tam tai', ở nhà cũng dễ gặp vận đen
3. Cúng Nguyên đán đầu năm
Lễ cúng đầu năm thường được cúng vào sáng sớm của ngày đầu năm, được tiến hành vào ngày mùng 1 Tết.
4. Cúng Chiêu điện, tịch điện
Lễ cúng diễn ra vào ngày mùng 2. Cúng chiêu điện: Cúng cơm sáng. Cúng tịch điện: Cúng cơm chiều.
5. Lễ cúng hoá vàng
Lễ cúng hoá vàng được làm vào mùng 3 Tết Nguyên đán, cúng đưa tiễn ông bà tổ tiên, cúng tạ ông bà ông vải để hết Tết.
6. Lễ cúng giao thừa (cúng trừ tịch)
Lễ cúng giao thừa thường được làm vào thời khắc giao thừa, nhằm tiễn đưa vị thần cũ và đón vị thần mới xuống trông coi việc nhân gian.
Lễ cúng giao thừa cũng tiến đưa những điều xấu của năm cũ và đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
** Bài viết mang tính chất tham khảo.