Belcher là loài có nọc độc đáng sợ hơn mọi loài rắn dưới biển và trên đất liền, còn rắn râu ở Đông Nam Á sở hữu hai râu bằng thịt cực kỳ nhạy cảm để bắt mồi.
Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn. Luôn là nỗi khiếp sợ của con người bởi ngoài nọc độc chết người, các loài rắn còn có vẻ bề ngoài kì dị.
Cùng điểm qua một vài loài rắn kỳ lạ nhất hành tinh qua loạt ảnh dưới đây:
Rắn sừng sa mạc ( Desert Horned Viper) sống trong sa mạc Bắc Phi và Trung Đông. Chúng có đôi sừng nhọn trên đầu và di chuyển giật lùi nhằm làm giảm ma sát trên cát để đạt tốc độ tối đa và tránh ánh nắng của mặt trời chiếu thẳng vào mặt khi di chuyển. Rắn sừng có nọc động nhưng không đủ mạnh để gây tử vong cho con người, Khi đối mặt với tình thế nguy hiểm, chúng cuộn thân, cọ vào nhau để tạo ra âm thanh khiến kẻ thù sợ hãi
Rắn Iwasaki là loài đặc hữu của quần đảo Yaeyama ở phía nam đảo Ryukyu, Nhật Bản. Chúng chuyên ăn ốc sên. Do phần hàm của rắn Iwasaki không đối xứng nên chúng chỉ ăn vỏ sốc sên theo chiều kim đồng hồ. Các nhà khoa học cho rằng đó là lý do loài ốc phát triển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và thường cuộn lại để bảo vệ cơ thể
Giới nghiên cứu coi rắn ngũ sắc là loài rắn đẹp nhất thế giới. Phần lưng của chúng có màu sắc óng ánh và một sọc màu vàng rực rỡ ngăn cách phần bụng với lưng. Chúng phân bố ở Ấn Độ. Tuy nhiên, thông tin về rắn ngũ sắc không nhiều bởi vì chúng hiếm khi xuất hiện trước con người
Barbados threadsnake là danh pháp khoa học của loài rắn nhỏ nhất thế giới. Chúng có thể nằm với tư thế cuộn tròn trên đồng 25 xu của Mỹ. Con rắn trưởng thành có chiều dài chưa đến 10 cm, còn chiều rộng chỉ bằng khoảng một sợi mỳ spagetti. Đây là một loài động vật đặc hữu của đảo Barbados thuộc vùng biển Caribe. Người ta còn gọi chúng là rắn chỉ Barbados
Viper Ba Tư ( Pseudocerastes urarachnoides) là một trong những loài rắn có hình dáng dị thường nhất. Chúng có sừng và phần đuôi giống thân nhện để nhử mồi
Rắn bay (Chrysopelea paradisi ) là loài rắn sống trên cây, có thể bay từ cây này tới cây khác. Chúng thường phân bố ở Đông Nam Á ( lục địa Việt Nam, Capuchina và Lào), phía nam Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Một nhà khoa học nghiên cứu hành vi bay của rắn bay cho biết cơ thể của chúng dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây
Với chiều dài cơ thể tối đa là 90 cm, rắn râu (Erpeton tentaculatum) ở Đông Nam Á có hai râu bằng thịt cực kỳ nhạy cảm, giúp chúng phát hiện mọi chuyển động trong môi trường xung quanh và thu hút các con cá đến gần để bắt. Chúng là loài rắn duy nhất có thể lường những phản ứng của con mồi để hành động phù hợp. Nọc độc của chúng không có khả năng gây tử vong cho người
Rắn mũi dài (Long nosed vine snake) sống trên cây, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Với thân màu xanh (kể cả lưỡi), nên chúng dễ dàng hòa lẫn vào đám lá cây để những loài động vật săn mồi không thể phát hiện. Ngoài ra, rắn mũi dài có thể tấn công con mồi rất chính xác vì chúng có cặp mắt rất tinh. Thân chúng nhỏ, nhẹ nên di chuyển rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn, ếch nhái. Tuy đây là một loài rắn có nọc độc, nhưng nọc của chúng hiếm khi gây tử vong cho người
Rắn vòi voi ( Acrochordus Javanicus), là một loài rắn thuộc họ Acrochordinate, chỉ sống dưới nước ở Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng có bộ da nhăn nhúm và rộng. Người ta thường gọi chúng là rắn mụn cơm bởi vì lớp vảy của chúng có những đốm nổi. Đây là loài rắn không có nọc độc, săn mồi bằng cách kẹp chặt con mồi bằng vảy nổi xù xì đến khi con mồi chết. Chúng thường ăn lươn và các loài cá da trơn
Trang Vũ (tổng hợp)