Tin mới

Những phương pháp trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất các mẹ nên biết

Thứ hai, 10/06/2019, 13:47 (GMT+7)

Làm thế nào để các con luôn thoải mái vui chơi mà vẫn đảm bảo sức khỏe dưới nắng mùa hè?

Đó là câu hỏi mà nhiều bố mẹ băn khoăn bởi hè đến cũng là lúc rôm sảy hoành hành khiến trẻ không thoải mái mỗi khi vận động.

Những cách dưới đây sẽ khiến ba mẹ bớt lo hơn trong việc bảo vệ con khỏi rôm sảy.

1.Dấu hiệu bé bị rôm sảy

Mùa hè với thời tiết nóng ẩm là thời điểm trẻ rất dễ bị rôm sảy. Khi đó, trên da trẻ xuất hiện các chấm, sẩn đỏ tại các vùng ẩm của cơ thể và thường thấy ở những nếp gấp da của cổ, ngực, cánh tay hay cẳng chân.

Mùa hè nắng nóng là thời điểm rôm sảy hoành hành trên da trẻ

Rôm sảy hình thành do bít tắc các nang tiết mồ hôi ở lỗ chân lông. Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, nhiễm khuẩn sẽ làm mồ hôi bị ứ đọng gây rôm sảy. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

2.Cần làm gì khi trẻ bị rôm sảy?

Đó là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Những cách dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm những kinh nghiệm điều trị rôm sảy, mụn nhọt cho bé trong mùa nắng nóng.

2.1 Tạo môi trường thông thoáng cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ, giữ cho con luôn được thoáng mát là việc rất quan trọng để con tránh được tình trạng rôm sảy. Cùng với việc chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, mẹ cũng cần thường xuyên tắm cho bé; chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút.

Bên cạnh đó là việc tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt, điều hòa với nhiệt độ thích hợp… Mẹ cũng nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

2.2  Mẹo dân gian trị rôm sảy cực nhạy

Mẹ cũng có thể tìm hiểu các “bài thuốc” đơn giản từ dân gian giúp đánh bay rôm sảy đáng ghét trong mùa hè bằng việc cho bé tắm các loại nước lá như: kinh giới, khổ qua, lá chè xanh, lá khế,…

Tắm lá giúp làm mát da cho con

Với những loại lá này, mẹ chỉ cần rửa sạch, đun sôi và lấy nước để tắm cho bé. Mẹ có thể dùng để tắm hay lau người cho bé 2 lần/ ngày lúc gần trưa và gần tối. Các loại lá này đều có tác dụng làm mát da, chữ một số bệnh ngoài da của trẻ như nhiễm trùng, viêm da, rôm sảy, hăm kẽ,…

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các loại lá tắm cho bé phải được rửa thật sạch, và tuyệt đối không tắm lá cho con khi da bé bị tổn thương như trầy xước, mưng mủ, sưng tấy. Vì khi ấy, da bé đã mất đi lớp màng bảo vệ trong khi một số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống. Khi đó nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.

2.3. Sử dụng sản phẩm trị rôm sảy cho bé

Bên cạnh những cách chữa trị rôm sảy hiệu quả kể trên, các mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt cho bé để sử dụng mỗi ngày. Không chỉ điều trị rôm sảy, mẩn ngứa mà còn phòng ngừa được các vấn đề khác về da như hăm tã, côn trùng đốt… để da bé luôn được bảo vệ toàn diện.

Kem EmBé mang đến tác dụng làm lành nhanh tổn thương trên da bé

Tuy nhiên, do trên thị trường có nhiều sản phẩm với thành phần, liều lượng, nhãn mác khác nhau nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng ngược” cho bé như làm bé bị dị ứng, viêm da,… .

Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo sử dụng Kem Em Bé để trị rôm sảy cho trẻ. Đây là kem bôi da thiết yếu đầu tiên cho bé tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các thành phần thảo dược có tác dụng rất tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Kem EmBé chứa bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã sẽ làm dịu tổn thương trên da bé ngay tức thì. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da bị tổn thương của bé.

Ngoài ra, Kem Em Bé còn chứa các thành phần thiên nhiên khác có khả năng duy trì độ ẩm tối đa cho làn da, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh.

3. Lưu ý khi trị rôm sảy cho bé

3.1. Những điều mẹ nên làm

- Cho trẻ ở những nơi thoáng gió, tránh tụ tập ở nơi đông người trong thời tiết oi bức

- Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, hạn chế tối đa tình trạng mồ hôi đọng trên da trẻ quá lâu.

- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch để giữ vệ sinh sạch sẽ, lấy đi các bụi bẩn và bã nhờn, giúp các lỗ chân lông thông thoáng, không bị bí.

- Cho trẻ uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu Vitamin C, để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

- Nên mặc cho trẻ các loại quần áo làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.

3.2. Lưu ý mẹ nên tránh

- Tránh cho trẻ ra ngoài từ 11h đến 16h, nếu đi cần trang bị mũ, áo, khẩu trang để bảo vệ cơ thể trẻ khỏi ánh nắng mặt trời.

- Khi trẻ bị rôm sảy trầy xước,  tuyệt đối không dùng phấn rôm hay tắm lá cho con để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da của trẻ.

- Không sử dụng loại thuốc có thành phần Corticoid nặng, khi dùng bôi cho trẻ có thể gây biến chứng, nếu sử dụng bôi kéo dài có thể gây nhiễm trùng, giãn mạch, kích ứng da…

- Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7 đến 10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: Da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh để lại biến chứng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: rôm sảy