Tin mới

Những sự thật thú vị về đại thắng 30/4/1975 khiến gần 100 triệu dân Việt Nam tự hào

Chủ nhật, 30/04/2023, 07:00 (GMT+7)

Ngày 30/4/1975, đế quốc Mỹ bị đánh bại hoàn toàn, cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đại thắng.

Với tất cả người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử, có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Cha ông ta đã chiến thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. 

Nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hãy cùng điểm qua một số sự thật có thể bạn chưa biết về mốc lịch sử trọng đại này:

1. Cờ cắm trên nóc dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 không phải cờ đỏ sao vàng

11h30 ngày 30/4/1975, đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ giải phóng trên xe của mình lên nóc dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Vì những bức ảnh chụp khoảnh khắc lá cờ cắm trên dinh Độc Lập là ảnh đen trắng nên nhiều người đã nhầm đó là cờ đỏ sao vàng.
Vì những bức ảnh chụp khoảnh khắc lá cờ cắm trên dinh Độc Lập là ảnh đen trắng nên nhiều người đã nhầm đó là cờ đỏ sao vàng.

Lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (hay còn gọi là cờ Giải phóng) có màu nửa đỏ nửa xanh dương, ngôi sao vàng ở giữa. Nửa đỏ đại diện cho miền Bắc đã độc lập, nửa xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kìm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn và cũng tượng trưng cho khát vọng hòa bình, thống nhất.

2. Thời gian chính xác lá cờ Giải phóng được cắm trên dinh Độc Lập là vào 11h30 ngày 30/4/1975

11h30 ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.
11h30 ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.

3. Sau khi bắt được Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh và đưa ông đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng, đại úy Phạm Xuân Thệ đã nói như sau: "Anh Minh, anh yên tâm ! Chúng tôi chiến đấu cho dân tộc, vì vậy chúng tôi buộc phải đánh bại những kẻ cam tâm bán nước. Nhưng bây giờ chúng tôi đã vào đây, không ai làm gì anh đâu và cũng không ai sẽ bắt tội anh".

Những giờ phút cuối cùng của Dương Văn Minh trên cương vị Tổng thống VNCH.
Những giờ phút cuối cùng của Dương Văn Minh trên cương vị Tổng thống VNCH.

4. Sau khi tin đầu hàng được phát đi từ Sài Gòn thì có 5 tướng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa lựa chọn tự sát.

Từ trái qua phải: Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ.
Từ trái qua phải: Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ.

Tướng Lê Văn Hưng - Tư lệnh phó Quân đoàn IV VNCH

Tướng Trần Văn Hai - Chỉ huy Sư đoàn VII Bộ Binh VNCH

Tướng Nguyễn Khoa Nam - Tư lệnh quân đoàn 4 VNCH

Tướng Phạm Văn Phú - Sư đoàn Bộ binh I VNCH

Tướng Lê Nguyên Vỹ - Sư đoàn V bộ binh VNCH

5. Bài hát đầu tiên được phát trên đài phát thanh Sài Gòn sau khi chế độ VNCH sụp đổ, hòa bình được lập lại là bài hát "Nối vòng tay lớn" do chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thể hiện. Bài hát như niềm hạnh phúc vỡ òa khi chiến tranh chấm dứt, anh em Nam Bắc sum họp một nhà.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát chay ca khúc Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sài Gòn sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát chay ca khúc Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sài Gòn sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news