Tin mới

Bôi thuốc chống muỗi sai cách, bạn đang tự rước họa vào thân

Thứ sáu, 18/08/2017, 09:20 (GMT+7)

Nhiều gia đình đã tìm đến các sản phẩm chống muỗi: kem, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt lên da để phòng tránh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc này không đúng cách có nguy cơ độc hại cho sức khỏe.

Nhiều gia đình đã tìm đến các sản phẩm chống muỗi: kem, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt lên da để phòng tránh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc này không đúng cách có nguy cơ độc hại cho sức khỏe.

Hiện nay đang là thời điểm muỗi và côn trùng (thiêu thân, kiến…) tấn công người dân và gây bệnh, vì vậy nhiều gia đình đã tìm dùng các sản phẩm chống muỗi: kem, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt lên da... để bảo vệ và phòng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này có nguy cơ độc hại cho sức khỏe.

Bôi kem chống muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. 

Thuốc chống muỗi không phải là “bảo bối”

Thuốc xịt diệt côn trùng, nhang trừ muỗi, kem bôi da chống muỗi... là những sản phẩm chống muỗi được ưa chuộng nhất hiện nay. Các sản phẩm đều có quảng cáo hấp dẫn như: diệt các loại côn trùng gây hại, có nhiều hương thơm để lựa chọn, thậm chí có nhiều loại quảng cáo “an toàn khi sử dụng”, “sử dụng tốt cho trẻ em”... Từ đó nhiều người đã lầm tưởng về tác dụng cũng như tác hại của các sản phẩm này, xem nó như “bảo bối” trong việc xua đuổi muỗi, diệt côn trùng.

Thuốc chống muỗi chứa hóa chất rất hại cho trẻ

Thuốc chống muỗi được dùng nhiều cho trẻ em nhưng trẻ em lại là đối tượng dễ bị tác dụng phụ nhất từ việc sử dụng các sản phẩm này.

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể, mọi người cũng nên biết loại mình đang dùng chứa thành phần gì? Với các loại thuốc chống muỗi, dù ở dạng nào: kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt... của bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET. Lâu nay, DEET đã được biết đến như là một loại thuốc chống côn trùng tốt, với tỷ lệ thấp nhất là 15% cùng một số thành phần khác. Tuy nhiên, dù có tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại. Nhiều người do quá lạm dụng các loại kem chống muỗi nên để lại những tổn hại cho da.

Gây tổn hại đến đường hô hấp
 
Bất kỳ loại thuốc chống muỗi nào cũng được tạo thành từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Khi dùng những loại bình xịt chống muỗi cho vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Lúc này chúng ta nên xịt trước ra tay rồi mới nên thoa vào vùng mặt, cổ chú ý tránh các vùng như mắt, mũi, miệng…

Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất

Khi các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… tiếp xúc với các loại thuốc chống muỗi, cơ thể có nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này.

 
Khi các loại thuốc muỗi tiếp xúc với các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… cơ thể có nguy cơ sẽ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này. Nghiêm trọng hơn, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến dị ứng cơ địa, nhiễm trùng, sưng tấy, viêm da…
 

Lời khuyên cho người sử dụng thuốc chống muỗi an toàn

Khi đã biết sản phẩm có thể gây hại như thuốc chống muỗi thì việc hạn chế dùng sẽ tốt hơn cả. Tuy nhiên, khi thực sự cần thiết (đi đến nơi xa lạ, du lịch, sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết…) buộc phải dùng thuốc chống muỗi thì mọi người cần dùng thuốc đúng phương pháp để thuốc phát huy hết hiệu quả, người dùng được an toàn.

Khi sử dụng thuốc chống muỗi, chúng ta cần lưu ý Công dụng sao cho phù hợp và an toàn với sức khỏe mỗi người.

Không dùng thuốc xịt cho vùng mặt. Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể.

Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Có thể bôi thuốc lên quần áo, chăn, chiếu, màn… cũng cho tác dụng chống muỗi đốt.

Ngoài các biện pháp trên, có thể dùng một số sản phẩm từ thực vật để xua muỗi như thuốc xua muỗi từ dầu đậu nành, có tác dụng chống muỗi đốt trong khoảng 1,5 giờ. Các loại dầu khác như sả, tuyết tùng, bạc hà, cỏ chanh, phong lữ, dầu khuynh diệp cũng có tác dụng trong thời gian ngắn. 

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news