Tin mới

Những thói quen nấu ăn nguy hại khôn lường

Thứ năm, 17/07/2014, 14:17 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Những thói quen tưởng chừng như vô hại khi nấu ăn lại tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe, dưới đây là những lưu ý bạn nên tránh khi chế biến thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.

(Tinmoi.vn) Những thói quen tưởng chừng như vô hại khi nấu ăn lại tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe, dưới đây là những lưu ý bạn nên tránh khi chế biến thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.

1. Thức ăn vị chua không nên cho mì chính vì điều này không chỉ làm giảm bớt vị chua, mà còn hại đến sức khỏe.

2. Không nên luộc trứng gà lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng

Những thói quen nấu ăn nguy hại khôn lường  như luộc trứng quá chín

Không nên luộc trứng gà lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng

3. Thịt quay không nên ướp muối quá sớm sẽ dễ làm cho protein trong thịt bị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chất thịt bị cứng, giảm vị ngon.

4. Khi đang ninh thịt xương, không nên đổ thêm nước lạnh vào. Vì trong thịt, xương có chứa nhiều lượng protein và chất mỡ, khi đang đun nấu cho thêm nước lạnh vào, khiến nhiệt độ trong nồi đột nhiên hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn đến vị thơm ngon của thịt, xương bị hạn chế.

5. Lạp xưởng, thịt muối dăn bông không nên ăn rán: Vì thức ăn này khi gia công người ta cho vào một số Nitrorat ammoni, qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

6. Trứng gà không nên đựng trong đồ nhôm để đánh tan. Vì khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. 

7. Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm sẽ khiến thành phần trong nước rau ra nhiều vừa không xanh, lại lâu chín.

8. Đậu phụ không cho tỏi. Vì trong tỏi có nhiều axit, sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi.

9. Làm nóng dầu quá mức khi nấu ăn. Mọi người thường có thói quen đổ dầu vào chảo và tranh thủ làm việc khác trong khi chờ dầu nóng lên. Thậm chí, có nhiều người chờ dầu bốc khói lên mới cho thức ăn vào. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó không chỉ làm dầu có mùi vị khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu và nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe.

10. Chúng ta có thói quen đảo, khuấy thức ăn liên tục để ngăn ngừa cháy, nhưng khuấy quá nhiều có thể không có lợi cho thức ăn. Nó không những làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn mà còn làm cho đồ ăn dễ bị nát, mềm nhũn… Điều này thực sự gây bất lợi cho sức khỏe của bạn cũng như khiến bạn không còn cảm giác muốn ăn.

11. Cho quá nhiều thức ăn vào chảo. Nếu bạn muốn xào nhanh bằng cách cho thật nhiều thức ăn vào chảo thì sẽ khiến thức ăn của bạn bị mềm, chín không kỹ và không đều. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều vi trùng, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết nhờ nhiệt độ. Và việc làm này vô tình “tiếp tay” cho các mầm bệnh phát sinh trong cơ thể.

12. Rửa thịt trong bồn rửa chén – mới nghe quả thật không có vấn đề gì, vì vậy có rất nhiều người giữ thói quen này. Tuy nhiên, bạn có thể rửa sạch thịt nhưng các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám lại trong bồn rửa và sinh sôi, lây lan sang chén đũa nếu bạn rửa không kỹ.

13. Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao sinh ra hợp chất có tên là PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về chậm phát triển. Vì vậy, trước khi đun, hãy kiểm tra xem chảo dùng được ở nhiệt độ tốt nhất là bao nhiêu.

14. Rửa thịt gà trước khi nấu

Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Đại học California của Mỹ cho thấy khoảng 50% những người làm bếp thường rửa thịt gà sống trong bồn rửa bếp nhà mình.

Trớ trêu thay, việc rửa thịt gia cầm sống chẳng mang lại lợi lộc gì ngoài việc phát tán vi khuẩn gây bệnh tả và bệnh đường ruột ra khắp bề mặt khu bếp và thậm chí là cả phòng ăn. Nên nhớ rằng, chỉ có một cách duy nhất để diệt vi khuẩn trong thịt gà đó là nấu thật kỹ.
Mẹo nhỏ: Không nên rửa thịt gà, trong trường hợp bắt buộc, hãy hạn chế tối đa bị bắn nước khi rửa. Nếu bạn định nướng gà, hãy ướp thịt gà với hỗn hợp dấm, dầu ăn và các gia vị thảo mộc khác, để trong tủ lạnh khoảng 30 phút đến 2h để đạt vị ngon và giảm 90% chất gây ung thư HCA sinh ra khi nướng thịt ở nhiệt độ cao.

15. Để thức ăn nguội ở bên ngoài quá lâu

Những thói quen nấu ăn nguy hại khôn lường  như để thức ăn quá nguội

Mâm cơm ngon đến mấy cũng không còn an toàn tuyệt đối sau 2h bày ở ngoài.

Ngay cả khi thức ăn chưa có mùi bất thường như chua, thiu… bạn nên biết rằng ngay sau khi thức ăn của bạn nguội đi, nó đã có thể bắt đầu bị nhiễm khuẩn.

Thức ăn hàng ngày của con người hầu hết là các loại thực phẩm có nồng độ acid thấp như thịt, cá, trứng, rau, cơm… đã được chế biến và các loại hoa quả, nước trái cây, sữa… đã được gọt bổ, chuẩn bị sẵn. 

Mâm cơm ngon đến mấy cũng không còn an toàn tuyệt đối sau 2h bày ở ngoài.

Tất cả những thứ này đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi để ở môi trường bình thường, đặc biệt là vào những ngày trời nóng, ẩm, điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc hoạt động.

Nhắc bạn: Trong nhiệt độ thường (20 - 30 độ C) thức ăn có thể bảo quản được 2h, nếu nhiệt độ trên dưới 35 độ C, thức ăn chỉ có thể an toàn được trong vòng 1h. Vì vậy, đừng bao giờ chuẩn bị bữa ăn quá sớm hoặc bắt đầu tiệc tùng quá muộn sau khi đã chuẩn bị.

16. Không làm sạch vỉ nướng

Có thể bạn nghĩ rằng nhiệt độ cực cao sẽ làm sạch tất cả thức ăn còn sót lại trên vỉ nướng, nhưng thực tế không phải vậy. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một vỉ nướng bình thường có khoảng 1,7 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông (còn nhiều hơn cả bệ toilet!).

17. Làm sạch vỉ nướng trước và sau khi sử dụng
“Thức ăn còn sót lại trên vỉ nướng sẽ bị ôi thiu, tôi đã từng nhìn thấy vỉ nướng mốc meo cả lên vì tôi quên làm sạch nó sau khi dùng” ông Sarah Kriger, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Thực phẩm Hoa Kỳ nói.
Nên: Làm sạch cẩn thận vỉ nướng sau và trước khi nấu nướng. 

18. Nướng thịt không đúng cách

Những thói quen nấu ăn nguy hại khôn lường  như nướng thịt không đúng cách

Hãy nướng các loại thịt đúng cách và đạt nhiệt độ an toàn.

Nhìn màu sắc thịt nướng bằng mắt thường không phải là cách chính xác. Thịt xay thường có màu nâu trong tủ lạnh, đặc biệt nếu bạn rã đông nó. Đó là lý do tại sao đôi khi thịt bò xay có màu nâu tưởng như đã chín trong khi nhiệt độ chưa đạt, đôi khi dưới 60 độ C.


Hãy nướng các loại thịt đúng cách và đạt nhiệt độ an toàn.

Nên làm: Sử dụng nhiệt kế nấu ăn. Một nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng một nửa số người Mỹ có loại nhiệt kế này và hầu hết không ai sử dụng chúng cả.

Để giết chết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.Coli, nhiệt độ cần đạt tối thiểu từ 70 độ C. Nên hơ cái kẹp qua lửa mỗi khi bạn dùng để gắp thịt sống. Việc sử dụng chung một cái kẹp có thể làm nhiễm vi khuẩn từ thịt sống sang thịt chín.

Dã Quỳ (Tổng hợp)

Video có thể bạn quan tâm: Triển lãm nghệ thuật sắp đặt Snoopy tại Hồng Kông

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news