Phóng viên Cẩm Tú của báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh đang du lịch tại Nepal đang khiến bạn bè, người thân lo lắng vì không thể liên lạc được với Tú.
Theo tin tức từ bạn bè, người thân của Cẩm Tú sang Nepal từ ngày 17/4 theo một tour du lịch leo núi. Bạn bè đã không liên lạc được với cô từ tối ngày 23/4 và những thông tin của Cẩm Tú đang ở cùng ai, đang ở đâu hoàn toàn lờ mờ.
Một người bạn của Cẩm Tú chia sẻ: "Phóng viên Cẩm Tú của báo Pháp Luật TP.HCM đang ở Nepal. Cô đi theo tour leo núi do một công ty du lịch tổ chức Tối qua (25.4) đến giờ không liên hệ được với Tú, Facebook của cô báo hoạt động nhưng là do một người bạn giữ password. Trước khi rời Việt Nam, Tú có nói đi cùng một số bạn nhưng không nói rõ là ai. Báo Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, nhưng họ cũng chưa có tin gì. Ai có thông tin về Tú và những người đi cùng, vui lòng chia sẻ nha! .....".
Liên quan đến vụ việc, afamily cũng cho hay, một số người bạn của Cẩm Tủ đã thông tin: “Ba người đi cùng chị Tú đều không liên lạc được. Gọi điện thoại cho công ty du lịch tiếp đón nhóm của Tú bên Nepal thì điện thoại bàn như đứt dây. Điện thoại di động nghe lào xào như đang ở nơi đông người ồn ào, cứu trợ”. Cũng người này, trong một comment khác cho rằng, một thành viên trong đoàn đã xác nhận cả nhóm leo núi của Cẩm Tú an toàn, rồi lại phủ nhận thông tin này.
Liên quan đến vụ động đất kinh hoàng ở Nepal, CNN dẫn số liệu mới nhất do nhà chức trách Nepal công bố, số người chết do trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ngày 25/4 tại nước này đã vượt hơn 3.200 người. Số người bị thương là hơn 6.500 người. Trong đó, ít nhất 1.100 người thiệt mạng tại thủ đô Kathmandu, thành phố với dân số khoảng một triệu dân.Hiện tại, chưa rõ tung tích của cô gái này. Các bạn bè của cô vẫn đang tích cực kêu gọi tìm kiếm, chia sẻ thông tin.
Động đất cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quốc gia khác trong khu vực. Ấn Độ đến nay ghi nhận 66 nạn nhân thiệt mạng, Trung Quốc có 18 người chết và 4 người thiệt mạng ở Bangladesh, theo Reuters.
3.200 người đã thiệt mạng trong vụ động đất ở Nepal |
Ngay sau khi xảy ra vụ động đất tại Nepal ngày 25/4, Bộ Ngoại giao đã có điện yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ, Bangladesh khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Nepal, Ấn Độ, Bangladesh để tìm hiểu có hay không công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ động đất".
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Bangladesh ngày 26/4 cho biết hiện chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thương vong và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại sở tại và tại Nepal để theo dõi sát, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến công dân Việt Nam.
Để Bộ Ngoại giao có thể kịp thời hỗ trợ, xin đề nghị các gia đình có người thân đang ở Nepal hoặc những ai có thông tin về công dân Việt Nam có thể là nạn nhân của vụ động đất thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (+84981848484 và +84462844844) hoặc đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ (+911126879852) và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh (+88029854052).
H.Nguyen (Tổng hợp)