Căn cứ theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 nêu rõ công chức được phân thành 5 loại: Loại A, loại B, loại C, loại D và loại khác.
Theo đó, công chức loại A lại được phân thành các loại gồm: Công chức loại A0, loại A1, loại A2 (nhóm 1 - A2.1 và nhóm 2 - A2.2), loại A3 (nhóm 1 - A3.1 và nhóm 2 - A3.2).
Cũng căn cứ theo quy định trên, để phân loại được công chức, cơ quan có thẩm quyền thường căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề chuyên môn nghiệp vụ, vị trí việc làm cách xếp lương.
Theo đó, trình độ đào tạo là tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cơ bản nhất để phân loại công chức. Công chức loại A tương đương với chuyên viên cao cấp phải có bằng đại học trở lên phù hợp với ngành/chuyên ngành công tác.
Nếu là ngạch cán sự thì yêu cầu về trình độ đào tạo của đối tượng này thấp hơn chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hoặc chuyên viên. Họ chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
Công chức cũng được phân loại theo A, B, C D và được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng theo thứ tự chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và ngạch nhân viên.
Do đó, công chức loại A1 là công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, đáp ứng các điều kiện về trình độ đào tạo cũng như các yêu cầu khác của vị trí việc làm và chuyên viên cao cấp.
Cũng như việc phân loại A1, việc xếp lương của đối tượng này cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Công thức đang được tính lương theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Theo đó, hệ số gồm các hệ số ở bảng trên, dao động từ 2,34 - 4,98. Mức lương cơ sở hiện không thay đổi so với năm 2019 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.