Tin mới

"Nữ hoàng" khởi nghiệp Việt kiếm chục triệu USD sau thất bại

Thứ tư, 19/08/2015, 10:28 (GMT+7)

Được báo chí Anh mệnh danh là “nữ hoàng khởi nghiệp” Việt , cô gái trẻ đã thu hút được sự chú ý từ công ty game hàng đầu thế giới.

Được báo chí Anh mệnh danh là “nữ hoàng khởi nghiệp” Việt , cô gái trẻ đã thu hút được sự chú ý từ công ty game hàng đầu thế giới.

"Nữ hoàng khởi nghiệp" Việt Nam - Trương Thanh Thủy

Trương Thanh Thủy sinh năm 1986. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đến năm 17 tuổi, bố mẹ cô chuyển đến sinh sống tại Mỹ, với mong muốn con mình sẽ được học tập tại một nền giáo dục tiên tiến nhất.

Cô theo học tại Đại học Nam California. Và sau khi tốt nghiệp đại học, không như những người trẻ khác quyết tâm bám trụ lại nước Mỹ thì cô lại quay trở về Việt Nam. Vào năm 2008, cô trở về Biên Hòa và quyết định thành lập một hãng sữa chua đông lạnh cùng vài người bạn có tên là Parallel Yogurt.

Cô cùng các đồng sự đã cố gắng huy động được vài trăm nghìn USD làm số vốn khởi nghiệp. Nhờ những kiến thức được đào tạo, họ đã có bước đầu maketing cũng như xây dựng thương hiệu khá tốt. Vậy nhưng vào thời điểm mới như vậy, họ không biết bước tiếp theo sẽ làm gì để kinh doanh bền vững. Chính vì sự thiếu sót trong quá trình kinh doanh mà chỉ sau 3 năm,công ty sữa chua đông lạnh của cô buộc phải đóng cửa.

Đây được coi là bài học rất lớn dành cho Thủy khi bước chân vào con đường khởi nghiệp. Vì thực tế theo thống kê, 99% hãng khởi nghiệp là thất bại, chỉ có 1% cơ hội để thành công, nên nó không làm dập tắt được ý nghĩ tiếp tục khởi nghiệp, làm giàu của cô.

Sau khi dừng chân trước mảng kinh doanh thực phẩm, Thủy đã chuyển hướng sang một ngành hoàn toàn trái ngược – công nghệ thông tin.

Bước ngoặt đưa Trương Thanh Thủy đến với đam mê công nghệ khi một người bạn học cũ ở Mỹ sang Việt Nam. Người này là Elliot Lee, anh cũng là một start-up khi sáng lập ra công ty GreenGar mà sau này Thủy cũng trở thành đồng sáng lập trực tiếp điều hành công ty.

GreenGar là một công ty nổi tiếng với ứng dụng vẽ có tên Whiteboard, cũng như hãng sữa chua, GreenGar phát triển rất nhanh. Ứng dụng này được hơn 9 triệu lượt tải chỉ trong 4 năm đầu, và được sử dụng bởi học sinh các trường tại hơn 100 nước khác nhau. Cô cùng đồng sự đã kiếm được hơn một triệu USD từ các ứng dụng di động được Công ty phát hành trên hệ điều hành iOS và Android.

Cũng  chính từ công việc khởi nghiệp này đã giúp cô tạo được mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở trong nước lẫn ngoài nước.

Chính Thủy và Elliot là những người đầu tiên có sáng kiến đưa mô hình cuộc thi lập trình Hackathon đến với sinh viên Việt Nam. Và vào năm 2011, cô đã cùng kết hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức cuộc thi Hackathon (Lập trình 48 giờ).

Đối với cô, khởi nghiệp là cả một quá trình chứ không đơn giản là đích đến, vậy nên sau mỗi chặng đường cô đều rút ra những bài học hữu ích nhằm giúp cô phát triển hơn cho những chặng đường sau.

Đối với công ty Green Gar, đã giúp cô hiểu được vai trò của mối quan hệ trong kinh doanh, cũng như quan điểm của nhà đầu tư đối với start-up : phải biết ai thực sự muốn mua và mình cần bán những gì cho họ. Chọn đúng đối tác đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Trước thành công của GreenGar trong mảng công nghệ thông tin, cô tiếp tục thừa thắng xông lên với công ty thứ ba. Tại đây cô tập trung phát triển một ứng dụng nhắn tin có tên là Tappy. Cô đã kêu gọi được 200 nghìn USD từ nguồn vốn từ quỹ đầu tư 500 Startups và các nhà đầu tư tại Việt Nam bao gồm ông Đoàn Quốc Huy (Giám đốc của BIM Group), ông Thức Vũ, Darwin Ling và các đối tác chiến lược khác.

Trước thực tế số người dùng smartphone tại Việt Nam đã tăng hơn 10% mỗi năm trong 5 năm qua, cô đẩy mạnh nghiên cứu ra ứng dụng này giúp người dùng Smartphone có thể tìm kiếm và tương tác với những người xung quanh. Về cơ bản, ứng dụng này biến địa điểm bạn đang dứng thành một cộng đồng ảo, cho phép mọi người nói chuyện theo nhóm hoặc nói chuyện riêng với nhau.

Tappy - ứng dụng thu hút sự chú ý của công ty Weeby

Chỉ khoảng 10 tháng sau khi đưa ứng dụng này vào hoạt động, Tappy đã được Weeby  để ý và quyết định mua lại với mức giá khủng, lên tới 7 con số 0. Weeby.co là một công ty nổi tiếng tại Thung lung Silicon đã sản xuất và phát hành nhiều game ăn khách hàng đầu châu Á.

Có thể nói,Tappy đã trở thành sản phẩm khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam được mua bởi một công ty lớn từ Thung lung Silicon(Mỹ)

Trương Thanh Thủy hiện làm việc tại Weeby với vai trò Giám đốc Phát triển kinh doanh khu vực châu Á. Với công việc chính tại Mountain View, San Francisco, Mỹ cô thường xuyên phải chia đều thời gian giữa Mỹ và châu Á. Mỗi lần hạ cánh tại Việt Nam hoặc Singapore cô sẽ có từ 7 đến 10 cuộc họp trong ngày.

Cô được vinh danh trong danh sách “30 under 30” (30 người dưới 30 tuổi thành công) của tạp chí Forbes Việt Nam và tư vấn khởi nghiệp trong khu vực.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news