Tin mới

Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa

Thứ hai, 08/02/2016, 20:35 (GMT+7)

Hầu hết, các trò chơi dân gian đều được sáng tạo dựa theo tín ngưỡng phồn thực, thờ thần mặt trời của người Việt xưa, Phó Giáo sư Trần Ngọc Trung cho biết.

Hầu hết, các trò chơi dân gian đều được sáng tạo dựa theo tín ngưỡng phồn thực, thờ thần mặt trời của người Việt xưa, Phó Giáo sư Trần Ngọc Trung cho biết.

Bắt chạch trong chum

Một trò chơi dân gian nổi tiếng trong dịp Tết Nguyên đán được lưu truyền đến nay là trò bắt chạch trong chum được tổ chức tại Chợ Dưng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trò chơi này được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch tại Chợ Dưng, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trò chơi bắt chạch trong chum.

PGS Trần Ngọc Trung cho biết, luật chơi của trò này khá thú vị. Ban tổ chức sẽ để những chiếc chum thành một hàng chum, thường là 5 chiếc, mỗi chum được đổ nước đến quá lưng và thả vào trong đó một con chạch. Quy định của trò chơi này là phải chơi thành từng cặp nam nữ và khi chơi phải vừa ôm nhau, vừa bắt trạch.

Người con gái sẽ dùng tay phải ôm ngang lưng người con trai, cánh tay còn lại sẽ  cho vào chum nước để bắt trạch. Người  đàn ông sẽ dùng tay phải để đưa vào trong  chum nước còn tay trái ôm người con gái, bàn tay nắm lấy nhũ hoa của bạn chơi. Cặp chơi phải vừa ôm nhau vừa khoắng chum cho đến khi bắt được  đến khi được  chạch thì thôi. Giải thưởng cho người thắng cuộc thường là chiếc khăn lụa hồng, trà mạn, trầu cau, có khi có cả tiền. Qua trò chơi này, nhiều đôi nam nữ trong làng đã nên duyên, kết thành vợ chồng.

Theo PGS Ngọc Trung, trò chơi bắt chạc trong chum được xây dựng dựa trên quan niệm tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa. Nó đã thể hiện quan niệm âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được sự khéo léo của người chơi, không dùng quá nhiêu sức để xử lí sự việc. Đồng thời, nó còn tạo cơ hội để trai gái trong làng tìm hiểu nhau, thông qua trò chơi để tìm người trao duyên, gửi phận.

Cờ người

Trò chơi cờ người chính là nguồn gốc của câu tục ngữ “cờ ngoài bài trong” được lưu truyền trong dân gian, ông Trung cho biết.

Cờ người thực chất là một môn thể thao do người đóng thế thành các quân cờ. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. Những người đóng thế làm quân cờ thường là các nam thanh, nữ tú được tuyển chọn từ các gia đình nề nếp. Hai tướng (Tướng ông và Tướng bà) là những người có ngoại hình đẹp nhất và nổi bật nhất trong số 32 quân cờ.

Trò chơi cờ người được tổ chức tại nhiều nơi.

Trước đây, để có thể chơi được trò chơi này thường là phú hộ, giàu có trong làng. Trước khi cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” sẽ tiến hành tập luyện các thế đi, đường võ để khi chuẩn bị xung trận biểu diễn cho từng thế cờ. Ngoài ra, còn có một trọng tài của bàn cờ người sẽ quyết định thắng thua và điều khiển trận cờ theo đúng quy định.

Ông Trung cho biết, cờ người có mục đích không chỉ là những cuộc đấu trí mà còn là dịp thể hiện tinh thần, khí thế hào hùng của dân tộc qua những trận chiến oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh đó, còn là dịp người dân trong làng có dịp học hỏi các nước cờ, kết nối cộng đồng và sự giao hòa đất trời mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Kéo co

Kéo có là trò chơi có mặt ở Việt Nam mà còn được phổ biến tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á... Đặc biệt, Kéo co vừa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa mới.

Cách thức chơi và luật chơi của trò kéo co cũng rất đơn giản, dễ hiểu. Người chơi sẽ được chia làm hai đội và sử dụng một sợi dây chắn chắn để làm công cụ đọ sức là có thể bắt đầu trò chơi này.

Trò chơi kéo co trong tranh dân gian.

Theo ông Trung, kéo co không chỉ là phương thức thi đấu sức mạnh giữa hai đội chơi mà nó còn thể hiện sự khéo léo, kĩ thuật để điều khiển sức lực. Bên cạnh đó, người chơi cũng cần có những “mánh chơi” để có thể chiến thắng được trò chơi này.

Nói về ý nghĩa  của trò chơi kéo co, ông Trung cho biết, bản thân nó có rất nhiều ý nghĩa. Nó thể hiện tính chất cộng đồng, gắn kết con người, tăng thêm tình đoàn kết trong sản xuất lao động và cuộc sống. Tại một số địa phương, trò chơi này còn trở thành nghi lễ thường niên để cầu mong sự phồn thưc, sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa.

Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian dựa theo làng  nghề truyền thống của làng. Nếu làng làm nghề dệt lụa, đóng gạch,làm gốm, giã giò... thì đến đầu xuân các vị bô lão, chức sắc trong làng sẽ tổ chức các hội thi tìm ra người thợ khéo léo và tài năng nhất. Người chiến thắng sẽ được dân làng trao gửi mong ước một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tốt tươi... Đồng thời, thông qua đó còn giúp cho mọi người học hỏi kĩ thuật lẫn nhau, tăng cường thêm tình đoàn kết trong cộng đồng người Việt.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news